Skip to content

Các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

30/04/202419 lượt đọc

Sau khi thành lập doanh nghiệp cần phải đóng những loại thuế nào? Thời hạn nộp các loại thuế là bao nhiêu ngày? Nếu chậm nộp thuế sẽ bị xử phạt ra sao?

Hãy cùng luật sư An Việt tìm hiểu kỹ hơn để hiểu hơn và giúp doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ thuế với nhà nước nhé.

Các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp

Sau khi thành lập doanh nghiệp phải đóng các loại thế sau đây theo quy định của nhà nước:

  • Thuế môn bài: Mức đóng tùy theo vốn điều lệ đăng ký;
  • Thuế giá trị gia tăng: Dựa trên cân đối đầu ra, đầu vào của công ty;
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Phải nộp khi công ty có lãi, được tính bằng 20% lợi nhuận công ty;
  • Thuế xuất khẩu, nhập khẩu (nếu doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu;
  • Thuế tài nguyên (nếu có sử dụng tài nguyên);
  • Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu doanh nghiệp đang kinh doanh ngành nghề đặc biệt và có bị hạn chế kinh doanh).
thành lập doanh nghiệp cần nộp những loại thuê nào
thành lập doanh nghiệp cần nộp những loại thuê nào?

Các mốc thời gian nộp tờ khai thuế và nộp thuế

Lệ phí môn bài đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04/10/2016 và Nghị định 22/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 139 của Chính phủ cụ thể như sau:

  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: Đóng 03 triệu đồng/năm.
  • Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư dưới 10 tỷ đồng: Đóng 02 triệu đồng/năm.
  • Các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế: Đóng 01 triệu đồng/năm.

Thời hạn nộp lệ phí môn bài năm 2024 chậm nhất ngày 30/1/2024

Thời hạn nộp tờ khai và nộp thuế giá trị gia tăng (nếu có),báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Bên cạnh thuế môn bài thì doanh nghiệp cũng cần lưu ý về thuế giá trị gia tăng: 

  • Tờ khai quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Tờ khai quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Tờ khai quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Tờ khai quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau;

Thời hạn nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính (nếu có) không phải nộp tờ khai

Thời hạn đóng thuế thu nhập tạm tính được tính theo quý, khi mới thành lập doanh nghiệp chủ sở hữu doanh nghiệp cũng nên nắm để đóng đúng thời hạn quy định:

  • Quý 1: Hạn chậm nhất là ngày 30/04;
  • Quý 2: Hạn chậm nhất là ngày 30/07;
  • Quý 3: Hạn chậm nhất là ngày 30/10;
  • Quý 4: Hạn chậm nhất là ngày 30/01 năm sau.

Khi mới thành lập doanh nghiệp tự cân đối mức thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính. Đến cuối năm doanh nghiệp tự tổng hợp doanh thu, chi phí để quyết toán tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong năm.

Thời hạn nộp báo cáo tài chính năm trước là ngày 30/03 năm sau.

thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp cần lưu ý về thời hạn nộp thuế

Những lưu ý về kê khai thuế khi mới thành lập công ty

Một số lưu ý khách dành cho doanh nghiệp mới thành lập để thực hiện đúng và đủ nghĩa vụ thuế với cơ quan nhà nước: 

  • Đối với thuế giá trị gia tăng (VAT): Dù doanh nghiệp không phát sinh hóa đơn đầu vào và đầu ra nhưng đến thời hạn kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng thì công ty vẫn phải nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng theo quy định.
  • Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn: Doanh nghiệp cần phải kê khai đầy đủ, dù chưa xuất hóa đơn giá trị gia tăng (trường hợp doanh nghiệp đã thực hiện thủ tục thông báo phát hành hóa đơn VAT với cơ quan nhà nước).
  • Báo cáo tài chính cuối năm: Dù công không phát sinh hoạt động kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn phải lập và nộp báo cáo tài chính cuối năm. 

Xử phạt vi phạm thuế như thế nào?

Nghị định 125/2020/NĐ-CP đã nêu rõ các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính thuế, hóa đơn và có điều chỉnh tăng mức xử phạt nếu vi phạm về thủ tục hành chính thuế.

Đối với trường hợp doanh nghiệp khai sai, khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ khai thuế sẽ bị sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 2.500.000 đồng. Nếu khai sai nhưng không dẫn đến thiếu thuế, trốn thuế nhưng chưa không gây hậu quả sẽ bị xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng .

Trường hợp chậm nộp hồ sơ thuế sẽ bị phạt tiền tối thiểu là 2.000.000 đồng, tối đa là 25.000.000 đồng.

Nghị định 125/2020/NĐ-CP cũng quy định các chi tiết về mức phạt tiền đối với hành vi trốn thuế theo tiêu chí tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ. Cụ thể: 

  • Phạt 01 lần số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế có từ 01 tình tiết giảm nhẹ trở lên; 
  • Phạt 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với hành vi trốn thuế mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc có tình tiết tăng nặng. 
  • Trường hợp trốn thuế có tình tiết tăng nặng có thể bị phạt từ 2 đến 3 lần.

Bên trên là những chia sẻ về các loại thuế phải nộp khi thành lập doanh nghiệp. Hy vọng sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ về thời hạn nộp và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế, tránh gặp rắc rối về sau. 

Công ty luật sư An Việt luôn sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ thực hiện trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết các vấn đề liên quan đến thuế, liên quan đến kế toán.

5/5 (2 bầu chọn)