Skip to content

Tạm ngừng kinh doanh được mấy lần?

03/07/20259 lượt đọc

Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn tạm ngừng kinh doanh thay vì giải thể để cơ cấu lại hoạt động, giải quyết khó khăn tài chính.

Nhưng không phải ai cũng nắm rõ chính xác doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh bao nhiêu lần và trong bao lâu. Câu trả lời phụ thuộc vào nhiều yếu tố mà không phải ai cũng biết.

Khi nào nên tạm ngừng kinh doanh?

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh chứ không phải giải thể công ty, mà chỉ là tạm dừng khi đang gặp khó khăn và đang chờ cơ hội mới để tiếp tục phát triển. Việc tạm dừng hoạt động nên được cân nhắc trong những trường hợp sau:

  • Giảm áp lực về tài chính: Tạm ngừng có thể giúp giảm các khoản phải nộp như thuế, lương, bảo hiểm xã hội trong thời gian chưa cần duy trì nhân sự hay vận hành.
  • Cần thời gian để điều chỉnh hoặc tái cơ cấu: Doanh nghiệp muốn xem xét lại mô hình vận hành, định hướng phát triển hoặc tổ chức nội bộ để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo hiệu quả hơn.
  • Giải quyết khó khăn tạm thời: Việc tạm dừng giúp doanh nghiệp có thêm thời gian huy động vốn đầu tư, đàm phán với đối tác hoặc xử lý các khoản công nợ mà không phải tiếp tục phát sinh chi phí vận hành.
  • Doanh nghiệp nhỏ, ít nhân sự: Việc dừng hoạt động trong một thời gian ngắn sẽ giúp tiết kiệm chi phí và linh hoạt hơn trong quản lý nhân sự.
  • Vẫn còn khả năng tài chính: Dù không hoạt động, doanh nghiệp vẫn cần có nguồn lực để chi trả các chi phí cơ bản trong thời gian tạm ngừng.

Về cơ bản, phương án tạm ngừng vẫn được tối ưu hơn là giải thể vừa hợp pháp, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí.

Tạm ngừng kinh doanh được mấy lần?

Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020 và hướng dẫn tại Nghị định số 01/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp được phép tạm ngừng kinh doanh nhiều lần. Có nghĩa là pháp luật không giới hạn số lần tạm ngừng kinh doanh, nhưng phải tuân thủ giới hạn thời gian cụ thể cho mỗi lần tạm ngừng.

Miễn là mỗi lần tạm ngừng doanh nghiệp vẫn thực hiện đúng trình tự, thủ tục thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần lưu ý rằng việc tạm ngừng cần phải được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, chứ không được tự ý ngừng, nếu không sẽ phải gánh chịu nhiều hậu quả không mong muốn.

Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh tối đa trong bao lâu?

Trước đây, theo Nghị định 78/2015/NĐ-CP, doanh nghiệp chỉ được phép tạm ngừng kinh doanh liên tiếp tối đa 02 năm. Cụ thể: doanh nghiệp được tạm ngừng 01 năm, sau đó chỉ được gia hạn thêm 01 lần duy nhất, không quá 01 năm nữa.

Tuy nhiên, quy định này đã hết hiệu lực, nên thời hạn của tạm ngừng kinh doanh hiện nay căn cứ Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:

“...Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá một năm.”

Pháp luật Việt Nam thường thay đổi hoặc sửa đổi, bổ sung nên khi doanh nghiệp không kịp cập nhật mà cứ nghĩ rằng thời hạn là 2 năm như cũ dẫn đến vi phạm và bị xử phạt. Do đó, hãy thường xuyên cập nhật quy định mới để tránh sai sót không đáng có!

Như vậy, mỗi lần doanh nghiệp gửi thông báo tạm ngừng chỉ được phép đăng ký tối đa một năm. Nếu sau thời gian đó doanh nghiệp vẫn chưa muốn hoạt động trở lại, thì phải tiếp tục gửi thông báo mới để gia hạn việc tạm ngừng.

Doanh nghiệp vừa có thể thực hiện nhiều lần tạm ngừng nhưng cần đáp ứng đầy đủ về yếu tố thời hạn theo đúng quy định để tránh trường hợp bị xử phạt hành chính. Nên hãy lưu ý và khi thấy sắp hết hạn thì phải kịp thời nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng tiếp tục.

Những quy định quan trọng cần biết về tạm ngừng kinh doanh

Tuân thủ quy định pháp luật

Điều đầu tiên là bắt buộc phải thông báo trước cho cơ quan đăng ký kinh doanh, ít nhất 03 ngày làm việc trước ngày bắt đầu tạm ngừng. Việc này áp dụng cho cả lần đầu tiên và các lần gia hạn tiếp theo nếu muốn tiếp tục tạm ngừng sau khi thời hạn cũ đã kết thúc.

Nơi nhận thông báo: gửi đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở chính của doanh nghiệp hoặc đơn vị phụ thuộc. Ngoài ra, hãy chủ động theo dõi thời hạn và chuẩn bị hồ sơ gia hạn nếu cần.

Quy định vi phạm tạm ngừng kinh doanh

Theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 50 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, nếu doanh nghiệp tự ý tạm ngừng hoạt động mà không thông báo hoặc thông báo sau thời hạn quy định sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

Tạm ngừng từ 30 ngày trở lên

Căn cứ Khoản 1 Điều 91 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, khi hộ kinh doanh dự kiến tạm dừng hoạt động từ 30 ngày trở lên có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện và Cơ quan thuế quản lý trực tiếp nơi đang thực hiện nghĩa vụ thuế.

Nghĩa vụ khi tạm ngừng kinh doanh

Theo Khoản 3 Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp vẫn phải thực hiện một số nghĩa vụ nhất định như sau:

  • Hoàn tất các khoản nợ tồn đọng như thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp nếu còn nợ trước thời điểm tạm ngừng;
  • Tiếp tục thực hiện các hợp đồng đã ký kết với khách hàng, đối tác hoặc người lao động (trừ khi hai bên có thỏa thuận khác);
  • Giữ trách nhiệm pháp lý với những cam kết đã thực hiện trước đó.

Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên liên quan, đồng thời tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng để né tránh nghĩa vụ.

Nộp lệ phí môn bài khi đang tạm ngừng

Theo quy định tại Nghị định 22/2020/NĐ-CP, doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài trong năm tạm ngừng kinh doanh nếu đáp ứng đầy đủ hai điều kiện sau:

  • Gửi thông báo tạm ngừng hoạt động đến cơ quan thuế trước ngày 30/01 của năm tạm ngừng đó.
  • Chưa nộp lệ phí môn bài cho năm dự định tạm ngừng hoạt động.

Nếu không đáp ứng một trong hai điều kiện trên thì doanh nghiệp vẫn phải nộp lệ phí môn bài cho cả năm như bình thường, dù có tạm ngừng kinh doanh.

Trên đây là giải đáp thắc mắc về “tạm ngừng kinh doanh được mấy lần” giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về quy định và tránh sai sót khi thực hiện không đúng hoặc quá hạn. Do đó, hãy chủ động theo dõi thời hạn và chuẩn bị hồ sơ gia hạn nếu cần.

5/5 (1 bầu chọn)