Skip to content

Nên thành lập công ty hay thành lập hộ kinh doanh?

23/05/20249 lượt đọc

Một số điểm khác biệt giữa thành lập công ty và thành lập hộ kinh doanh bao gồm thủ tục thành lập và giải thể, tư cách pháp nhân, hóa đơn, thuế, thành viên,...

Rất nhiều người khi muốn khởi nghiệp kinh doanh thường khá băn khoăn giữa việc thành lập công ty và thành lập hộ kinh doanh. Vậy 2 hình thức này có những ưu và nhược điểm ra sao? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này và lựa chọn một hình thức phù hợp với quy mô cũng như định hướng kinh doanh sắp tới của bạn nhé.

So sánh giữa thành lập công ty và thành lập hộ kinh doanh

Thành lập công ty

Thành lập hộ kinh doanh

Tư cách pháp nhân

Công ty có tư cách pháp nhân và chủ công ty, cổ đông, đồng sáng lập,... phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp.

Hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân, phải chịu trách nhiệm hoạt động kinh doanh bằng cả tài sản dân sự của mình.

Phát hành hoá đơn

Công ty được phát hành và xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khấu trừ. Đây là ưu điểm rất lớn khi thành lập công ty.

Hộ kinh doanh không được phát hành và xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) khấu trừ. 

Thuế khoán

Công ty không bị áp thuế theo doanh thu do đó dù công ty có rất doanh thu lớn nhưng chưa có lãi thì cũng chưa phải thực hiện nghĩa vụ thuế.

Hộ kinh doanh có doanh thu (mặc dù chưa có lãi) vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo định mức. Đây là hạn chế khi thành lập hộ kinh doanh.

Thuế VAT

Công ty là thuế khấu trừ, thuế gián thu nên công ty khi xuất VAT thì tiền thuế là thu được từ khách hàng, sau đó nộp lại cho nhà nước chứ không phải khoản thuế công ty không kinh doanh cũng phải nộp.

Hộ kinh doanh cá thể có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dưới 100,000,000 đồng thì sẽ thuộc trường hợp không phải nộp thuế GTGT đồng thời cũng không phải nộp thuế TNCN.

Thành lập và giải thể

Việc thành lập công ty khá dễ dàng, chi phí thành lập cũng khá thấp tuy nhiên việc vận hành và quản lý công ty thì cần nhiều yếu tố. Trong trường hợp phải đóng cửa công ty thì cũng tốn khá nhiều chi phí và thời gian khá lâu.

Hộ kinh doanh là mô hình kinh doanh đơn giản, phổ biến tại Việt Nam. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam từ đủ 18 tuổi, có năng lực pháp luật, đầy đủ năng lực hành vi dân sự đều có quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Chi phí thành lập hộ kinh doanh không tốn kém, thời gian đăng ký nhanh chóng.

Xuất hoá đơn

Nếu đối tượng khách hàng của bạn là cá nhân, nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng khấu trừ không cao, bạn nên cân nhắc việc thành lập công ty.

Khách hàng cá nhân không có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) để tránh phiền hà phức tạp về thuế như phải nộp tờ khai, nộp báo cáo quý, báo cáo tài chính,...

Thành viên

Công ty thường gồm nhiều phòng ban, bộ phận với nhiều thành viên.

Hộ kinh doanh cần ít thành viên hơn, có thể là cá nhân hoặc gia đình.

Nên thành lập công ty hay hộ kinh doanh?
Lựa chọn thành lập công ty hay hộ kinh doanh tùy theo nguồn lực, mục tiêu của bạn

Để thành lập công ty cần chuẩn bị những gì?

  • Chuẩn bị hồ sơ xin cấp phép đăng ký kinh doanh.
  • Mở tài khoản ngân hàng của công ty.
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử.
  • Đăng ký chữ ký số để nộp thuế, báo cáo thuế điện tử.
  • Làm biển hiệu tại trụ sở chính.
  • Tuyển dụng nhân sự cho các phòng ban.
  • Làm các thủ tục kê khai, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động,…
  • Xin cấp các loại giấy phép liên quan đến ngành, nghề kinh doanh để đủ điều kiện cho công ty đi vào hoạt động,…

Thắc mắc thường gặp khi làm thủ tục thành lập công ty

Ngày hiển thị trên đăng ký doanh nghiệp là ngày nào?

Chủ doanh nghiệp có thể chọn ngày nộp hồ sơ là ngày hiển thị trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu muốn. 

Nộp hồ sơ thành lập công ty tại đâu?

Chủ doanh nghiệp hoặc người đại diện đi nộp hồ sơ đăng ký thành lập công ty tại Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tại địa phương nơi mà doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Thành lập công ty có cần hộ khẩu thường trú hay không?

Thành lập công ty không cần có hộ khẩu thường trú tại địa phương đặt trụ sở công ty mà bạn có thể khởi nghiệp ở bất cứ tỉnh/thành nào khi có nhu cầu kinh doanh, sản xuất tại địa phương đó.

Có bao nhiêu vốn điều lệ mới có thể thành lập công ty?

Luật Doanh nghiệp hiện nay không quy định cụ thể công ty phải có bao nhiêu vốn điều lệ. Doanh nghiệp có thể tự kê khai vốn điều lệ theo mong muốn và phải chịu trách nhiệm về vốn điều lệ của công ty sau khi đã kê khai. Riêng những ngành, nghề có yêu cầu vốn pháp định thì doanh nghiệp buộc phải đăng ký mức vốn theo quy định chung, tuy nhiên trường hợp này cũng không cần chứng minh về nguồn vốn mà chủ doanh nghiệp chỉ cần đảm bảo chịu trách nhiệm với nguồn vốn đã kê khai và đủ nguồn vốn ký quỹ theo quy định là được.

Có thể chọn chung cư làm địa chỉ trụ sở công ty hay không?

Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay thì các căn chung cư, nhà tập thể không được đăng ký làm trụ sở công ty hoặc các địa chỉ chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Do đó quý doanh nghiệp cần biết điều này để làm hồ sơ đăng ký kinh doanh cho hợp lệ.

Thành lập công ty
Các căn chung cư, nhà tập thể không được đăng ký làm trụ sở công ty

Các loại thuế phải đóng sau khi thành lập công ty?

Sau khi đăng ký thành lập công ty thì chủ doanh nghiệp phải thực hiện nghĩa vụ thuế cho nhà nước, trong đó có: 

  • Thuế môn bài: Thuế này được quy định mức nộp cố định dựa theo vốn điều lệ đăng ký của công ty. Nếu thành lập năm 2024 thì công ty sẽ được miễn thuế môn bài).
  • Thuế Giá trị gia tăng: Doanh nghiệp sẽ phải đóng thuế này nếu có chênh lệch tăng giữa đầu vào và đầu ra.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Thuế thu nhập doanh nghiệp được tính bằng 20% của lợi nhuận mà doanh nghiệp thu về. Do đó, doanh nghiệp chỉ phải đóng thuế thu nhập khi công ty kinh doanh có lãi.

Hy vọng qua thông tin bên trên đã giúp bạn có câu trả lời cho băn khoăn có nên thành lập công ty hay thành lập hộ kinh doanh của mình. Luật sư An Việt luôn sẵn sàng tư vấn và đồng hành cùng doanh nghiệp để thành lập công ty suôn sẻ và kinh doanh hồng phát.

5/5 (1 bầu chọn)