
Mục đích thành lập nhiều công ty
Mở rộng quy mô
Đây là mục đích thường thấy khi doanh nhân thành lập số lượng lớn công ty. Thay vì lựa chọn một công ty mô hình to thì doanh nghiệp chọn thành lập nhiều pháp nhân riêng biệt để có thể đảm nhiệm từng mảng nhỏ trong công ty.
Khi mỗi công ty có thể phụ trách một ngành nghề riêng việc chuyên môn hóa hoạt động sẽ trở nên dễ dàng hơn, góp phần giúp công ty vận hành hiệu quả hơn. Nhiều công ty với thương hiệu riêng sẽ tạo ấn tượng là một tập đoàn quy mô lớn, chuyên nghiệp.
Dù vậy, nếu cùng một người sở hữu thì các công ty phải hoạt động độc lập về pháp lý, có sổ sách, thuế má, hợp đồng riêng không được chung nhau.
Tách pháp nhân độc lập
Tách thành lập công ty con đồng nghĩa với việc thành lập một pháp nhân độc lập. Thường thấy ở các tập đoàn lớn, doanh nghiệp đầu tư đa ngành. Khi đó, công ty này sẽ tự chịu trách nhiệm pháp lý và tài chính với nghĩa vụ của mình, không làm ảnh hưởng đến công ty mẹ hoặc các công ty khác.
Một pháp nhân độc lập sẽ có mã số thuế riêng, sổ sách kế toán riêng, người đại diện pháp luật riêng nên hoàn toàn có trách nhiệm quản lý riêng biệt. Tất cả các công ty thành lập theo cách này đều phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật Việt Nam.
Dễ dàng thực hiện thủ tục chuyển nhượng
Khi dự án được thực hiện thông qua một công ty con độc lập, doanh nghiệp có thể chuyển nhượng toàn bộ dự án bằng cách bán phần vốn góp hoặc cổ phần của công ty đó, thay vì phải chuyển nhượng từng tài sản, hợp đồng hay quyền nghĩa vụ liên quan đến dự án. Việc này giúp rút ngắn thời gian, giảm thiểu rủi ro và hạn chế tranh chấp không đáng có.
Triển khai dự án độc lập
Khi mỗi dự án có công ty riêng đứng tên, nếu dự án có gặp vấn đề trục trặc nào thì các dự án khác vẫn tiếp tục bình thường mà không lo bị ảnh hưởng lẫn nhau. Cách làm này giúp thủ tục gọn nhẹ hơn, dễ quản lý và tiết kiệm thời gian. Nhờ vậy, doanh nghiệp có thể vừa linh hoạt khi chuyển nhượng dự án, vừa giữ được sự ổn định cho các hoạt động khác của mình.
Giới hạn rủi ro pháp lý
Một lý do quan trọng khiến nhiều người lập nhiều công ty là để chia rủi ro tài chính ra từng công ty riêng. Mỗi công ty, dù là công ty con, đều được pháp luật xem như một pháp nhân độc lập, có trách nhiệm riêng.
Vì vậy, nếu một công ty con bị lỗ, nợ nần, hoặc dính vào tranh chấp pháp lý, thì các công ty khác và cả công ty mẹ cũng không bị ảnh hưởng. Nhờ đó, người sở hữu nhiều công ty có thể tự bảo vệ tài sản của mình, giảm thiểu nguy cơ bị dính theo khi một công ty gặp rắc rối.
Tối ưu thuế hoặc chi phí
Các chính sách hưởng thuế ở nhiều khu vực sẽ có nhiều thay đổi khác biệt. Có những nơi được ưu đãi về thuế tốt hơn như vùng kinh tế khó khăn hoặc khu công nghiệp cao… Khi thành lập công ty ở những nơi này, doanh nghiệp có thể tiết kiệm đáng kể chi phí thuế so với việc hoạt động ở nơi không có ưu đãi.
Để tận dụng lợi thế đó, nhiều doanh nghiệp lập thêm công ty con ở các khu vực khác nhau. Ngoài ra, nếu chia hoạt động ra nhiều công ty nhỏ, doanh nghiệp cũng dễ quản lý phần chi phí và lợi nhuận hơn, từ đó có thể tối ưu hóa việc tính và nộp thuế một cách hợp pháp.
Liên kết với đối tác
Mục đích này đem tới sự linh hoạt hơn trong việc hợp tác và đầu tư với đối tác bên ngoài. Trong nhiều trường hợp, công ty mẹ vì lý do pháp lý, ngành nghề kinh doanh hoặc ràng buộc hợp đồng thì các công ty nhỏ có thể đứng ra thay mặt cho công ty mẹ.
Đây là một cách thông minh để các doanh nghiệp vừa có thể tham gia dự án lẫn giữ chân khách hàng trong thương vụ hợp tác.
Mặt trái của việc thành lập nhiều công ty
Bên cạnh các mục đích kinh doanh hợp pháp, không ít người lợi dụng quyền thành lập doanh nghiệp để thực hiện các hành vi trái pháp luật như: trốn thuế, lách luật, tạo hóa đơn giả, thành lập địa chỉ ảo, trốn tránh trách nhiệm… hoặc phổ biến nhất là để rửa tiền đánh lừa cơ quan kiểm tra.
Ngoài ra, nếu năng lực quản trị yếu hoặc thiếu sự minh bạch trong hoạt động của công ty con, rất dễ dẫn đến rủi ro về tài chính, thậm chí gây bất ổn cho toàn hệ thống doanh nghiệp mẹ.
Những hành vi này không chỉ vi phạm pháp luật về doanh nghiệp và thuế, mà còn có thể cấu thành tội hình sự. Chính vì vậy, việc thành lập nhiều công ty khi không được sử dụng đúng mục đích sẽ bị coi là hành vi vi phạm và có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Cần tính toán kỹ lưỡng dục trên nhu cầu thực tế và năng lực quản lý của doanh nghiệp, thay vì chạy theo xu hướng hoặc dùng sai mục đích.
Nhìn chung, việc thành lập nhiều công ty có nhiều mục đích khác nhau mang đến giá trị tốt nếu như áp dụng đúng cách. Còn không, sử dụng sai mục đích thì có thể sẽ vướng vào rủi ro pháp lý rất là cao.