Skip to content

Cảnh báo - thành lập công ty phải đóng những thuế gì?

25/04/20251 lượt đọc

Đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc đối với các loại hình doanh nghiệp, việc nắm rõ quy định pháp luật về các loại thuế, hình thức và lưu ý là điều cần thiết mà các doanh nghiệp không thể nào bỏ qua. Vậy thành lập công ty phải đóng những thuế gì? Cảnh báo những lỗi sai bạn có thể đang mắc phải trong quá trình nộp thuế ngay trong bài viết dưới đây!

Quy định pháp luật về thuế của doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Quản lý thuế 2019, sửa đổi 2024 quy định như sau:

“Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định của các luật thuế”

Theo quy định pháp luật, thuế là một khoản bắt buộc không phải tự nguyện không phải đóng hay không tùy thích. Những đối tượng nộp thuế bao gồm: Tổ chức: như doanh nghiệp, công ty, hợp tác xã… Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể và cá nhân. Thuế giúp khẳng định nghĩa vụ tài chính bắt buộc của công dân và tổ chức đối với Nhà nước.

Thành lập công ty phải đóng những thuế gì?

Trong rất nhiều loại thuế khác nhau, tổ chức kinh tế như doanh nghiệp là một đối tượng bắt buộc phải đóng thuế, và dưới đây là những loại thuế công ty phải đóng khi thành lập.

Thuế môn bài

Khái niệm: Lệ phí môn bài là khoản tiền mà các đối tượng phải nộp hàng năm theo quy định của pháp luật. Mức lệ phí môn bài được xác định dựa trên vốn điều lệ ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mức thuế phải nộp:

  • Vốn điều lệ > 10 tỷ: 3.000.000 đồng
  • Vốn điều lệ ≤ 10 tỷ: 2.000.000 đồng
  • Chi nhánh, văn phòng đại diện: 1.000.000 đồng

Đối tượng nộp thuế: Tất cả các tổ chức, cá nhân đang hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đều có nghĩa vụ nộp lệ phí môn bài theo đúng quy định của pháp luật.

Thời hạn đóng thuế: Chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau năm thành lập (Đối với các doanh nghiệp mới thành lập). Lưu ý: Doanh nghiệp sẽ được miễn lệ phí môn bài trong năm đầu thành lập nếu đăng ký lần đầu trong khoảng thời gian từ 01/01 đến 31/12.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)

Khái niệm: Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế mà doanh nghiệp phải nộp dựa trên phần lợi nhuận còn lại sau khi đã trừ hết các chi phí hợp lý phục vụ cho hoạt động kinh doanh.

Mức thuế phải nộp:

Công thức tính:

Số thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

Doanh nghiệp thông thường

20%

Doanh nghiệp có thu nhập từ dầu khí, tài nguyên quý hiếm

32% – 50% (tùy từng trường hợp cụ thể)

Doanh nghiệp được ưu đãi (công nghệ cao, đầu tư vào lĩnh vực đặc biệt)

Có thể được áp dụng thuế suất ưu đãi 10%, 15%, 17% trong thời gian nhất định

Đối tượng nộp thuế: Bao gồm các tổ chức phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, những tổ chức nước ngoài dù không thành lập theo Luật Đầu tư hay Luật Doanh nghiệp nhưng vẫn có hoạt động kinh doanh hoặc tạo ra thu nhập tại Việt Nam cũng thuộc diện phải nộp thuế này.

Thời hạn nộp thuế: Thường được nộp theo quý và sẽ được quyết toán vào cuối năm. Cụ thể:

  • Theo quý: Doanh nghiệp cần tạm nộp thuế TNDN hàng quý, với thời hạn nộp là trước ngày 30 của tháng đầu quý kế tiếp.
  • Theo năm tài chính: Một số doanh nghiệp thường áp dụng năm tài chính mà không sử dụng lịch dương như thông thường. Khi đó, hạn nộp thuế TNDN cho cả năm sẽ là trước ngày 31/3 của năm tiếp theo. 

Thuế giá trị gia tăng (VAT)

Khái niệm: Là loại thuế được tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa hoặc dịch vụ trong suốt quá trình từ sản xuất đến tiêu dùng.

Mức thuế phải nộp:

  • Phương pháp khấu trừ: Tùy chỉnh theo 3 mức: Mức 0% - Hoạt động xuất khẩu; Mức 5% - Mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh và dịch vụ phục vụ đời sống dân sinh; Mức 10% - Hàng hóa và dịch vụ thông thường trên thị trường.

(Công thức: Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào)

  • Phương pháp trực tiếp: 1% cho bán hàng hóa; 5% cho dịch vụ và xây dựng không bao gồm nguyên vật liệu; 3% với hoạt động sản xuất, vận tải, xây dựng có bao gồm nguyên vật liệu; và 2% cho các ngành nghề kinh doanh khác như môi giới, đại lý.

(Công thức: Thuế GTGT phải nộp = Doanh thu x Tỷ lệ % thuế GTGT)

Đối tượng nộp thuế: Tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tại Việt Nam.

Thời hạn nộp thuế

  • Kê khai theo tháng: nộp chậm nhất ngày 20 tháng sau.
  • Kê khai theo quý: nộp chậm nhất ngày cuối cùng của tháng đầu quý sau.

Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Khái niệm: Là khoản thuế dựa vào thu nhập của người lao động, nhưng doanh nghiệp hoặc tổ chức chi trả thu nhập sẽ khấu trừ trước khi trả lương và có trách nhiệm kê khai, nộp thuế thay cho người lao động vào ngân sách nhà nước.

Công thức tính:

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Mức thuế phải nộp: Thuế TNCN được tính theo biểu thuế lũy tiến từng phần, với các mức như sau:

Thu nhập tính thuế/tháng (sau khi giảm trừ)

Thuế suất (%)

Đến 5 triệu đồng

5% ~

Trên 5 – 10 triệu đồng

10% ~ 0,25 triệu

Trên 10 – 18 triệu đồng

15% ~ 0,75 triệu

Trên 18 – 32 triệu đồng

20% ~ 1,65 triệu

Trên 32 – 52 triệu đồng

25% ~ 3,25 triệu

Trên 52 – 80 triệu đồng

30% ~ 5,85 triệu

Trên 80 triệu đồng

35% ~ 9,85 triệu

Đối tượng nộp thuế: Người lao động có thu nhập từ 11 triệu đồng/tháng trở lên có thể phải nộp thuế TNCN. Khi đó, doanh nghiệp sẽ trừ thuế vào lương hàng tháng và nộp thay cho người lao động vào ngân sách nhà nước.

Thời hạn nộp thuế: Cá nhân phải khai thuế TNCN trong vòng 10 ngày kể từ ngày nhận được thu nhập.

Phải nộp thuế trước hay sau khi thành lập công ty?

Câu trả lời là: Nộp thuế sau khi thành lập công ty, lúc này doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, khi đó mới phát sinh nghĩa vụ nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật như:

  • Lệ phí môn bài
  • Thuế giá trị gia tăng (GTGT)
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN)
  • Thuế thu nhập cá nhân (TNCN)

Căn cứ Khoản 12 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC, với một số khoản chi phí trước khi thành lập công ty như ngân sách thuê văn phòng, mua thiết bị sản xuất… Những chi phí này hoàn toàn được kê khai và khấu trừ thuế GTGT, được trừ khi tính thuế TNDN. Chi phí được tính hợp lệ với điều kiện nếu có ủy quyền chi hộ, hóa đơn đúng tên người chi, và thanh toán qua ngân hàng nếu từ 20 triệu đồng trở lên.

Địa chỉ và hình thức nộp thuế cho doanh nghiệp

Địa chỉ và hình thức nộp thuế cho doanh nghiệp được căn cứ dựa vào Điều 56 Luật Quản lý thuế 2019, số 38/2014/QH14 như sau:

Các hình thức nộp thuế

  • Nộp thuế trực tuyến qua cổng thuế điện tử (etax),Internet Banking, Mobile Banking của ngân hàng.
  • Nộp thuế qua chuyển khoản.
  • Nộp thuế trực tiếp bằng tiền mặt tại Kho bạc nhà nước.

Nộp thuế cho doanh nghiệp ở đâu?

Doanh nghiệp có thể lựa chọn các địa điểm nộp/đóng thuế như sau:

  • Kho bạc Nhà nước
  • Cơ quan quản lý thuế
  • Tổ chức được ủy nhiệm thu thuế như: bưu điện, tổ chức tài chính được chỉ định
  • Ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng và tổ chức dịch vụ được phép theo quy định pháp luật

Những lưu ý quan trọng khi doanh nghiệp nộp thuế

Để tránh gặp rắc rối khi nộp thuế doanh nghiệp, bạn nên lưu ý một vài điểm quan trọng:

  • Căn cứ vào mô hình công ty, loại ngành nghề đã đăng ký để xác định doanh nghiệp cần đóng loại thuế gì, bởi không phải công ty nào cũng giống nhau.
  • Mỗi loại thuế đều có thời hạn nộp, cần chú ý để tránh nộp muộn sẽ bị phạt.
  • Việc làm báo cáo định kỳ hay nộp thuế cần người có chuyên môn thực hiện để tránh sai sót.
  • Cập nhật Luật về thuế tại Việt Nam liên tục để tránh vướng phải các lỗi không đáng có.

Qua đây, các doanh nghiệp cần xác định rõ “thành lập công ty phải đóng những thuế gì” nhằm giúp ổn định hoạt động và tránh các rủi ro pháp lý. Nếu chủ doanh nghiệp vẫn còn cảm thấy rối hoặc chưa chắc chắn về bất kỳ quy trình nào, việc tìm đến một chuyên gia là lựa chọn sáng suốt. Đừng ngần ngại liên hệ với Luật An Việt nhé!

5/5 (1 bầu chọn)