Skip to content

Giải đáp xoay quanh thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

09/05/20243 lượt đọc

Với những ai không quá am hiểu về các thủ tục hành chính, khi thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh có thể sẽ gặp nhiều vướng mắc liên quan.

Trong bài viết này, Luật Sư An Việt sẽ đồng hành, giải đáp một số câu hỏi thường gặp xoay quanh thủ tục tạm ngừng kinh doanh này, hãy cùng điểm qua nhé.

1. Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là bao lâu?

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp có thể đăng ký tạm ngừng hoạt động kinh doanh không quá 1 năm cho mỗi lần thông báo. Sau thời gian này, doanh nghiệp có thể thực hiện gia hạn thông qua việc thông báo đến cơ quan quản lý doanh nghiệp để tiếp tục tạm ngừng kinh doanh cho năm tiếp theo. 

Ngoài ra, theo quy định của pháp luật hiện hành, số lần gia hạn không bị ràng buộc, đồng thời doanh nghiệp cũng không bị giới hạn thời gian tạm ngừng hoạt động liên tục. Do đó, căn cứ vào định hướng, mục đích kinh doanh mà doanh nghiệp có thể cân nhắc, thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh cho phù hợp. 

Thời hạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp có thể tạm ngừng hoạt động kinh doanh không quá 1 năm

2. Có được xuất hóa đơn khi tạm ngừng kinh doanh?

Tình trạng tạm ngừng kinh doanh được hiểu là tình trạng pháp lý mà doanh nghiệp ấy đang trong thời gian tạm dừng mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp không được thực hiện việc bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ cho bất kỳ đối tác, khách hàng nào khác. Như vậy, trong giai đoạn tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ không được xuất hóa đơn. 

3. Doanh nghiệp nợ thuế có được tạm ngừng hoạt động không? 

Khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ thuế đối với số thuế chưa nộp đủ. Chính vì thế, dù doanh nghiệp đang trong tình trạng nợ thuế vẫn có thể thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh. 

4. Có thể đăng ký thủ tục tạm ngừng kinh doanh qua đâu?

Để tạo sự thuận lợi trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký tạm ngừng kinh doanh cho các doanh nghiệp, hiện nay, có 2 hình thức chính có thể được áp dụng gồm:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh: Đây là hình thức truyền thống và vẫn được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Với hình thức này, thủ tục đăng ký khá đơn giản, dễ dàng thực hiện, doanh nghiệp cũng có thể trao đổi trực tiếp với cán bộ tại cơ quan đăng ký kinh doanh để được hướng dẫn và giải đáp thắc mắc. Tuy nhiên, vì đăng ký trực tiếp, bạn sẽ phải mất thời gian di chuyển đến cơ quan đăng ký kinh doanh và phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bản cứng theo quy định.
  • Nộp hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin quốc gia: Đây là hình thức được triển khai nhằm tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, đồng thời cho phép bạn nộp hồ sơ mọi lúc, mọi nơi có kết nối internet. Việc theo dõi tiến độ giải quyết hồ sơ cũng có thể thực hiện trực tuyến khá dễ dàng. Tuy nhiên, bạn cần có tài khoản đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để thực hiện thao tác này. 

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể cân nhắc, sử dụng dịch vụ từ các bên thứ 3 với một khoản chi phí nhất định nếu không am hiểu về quy trình cũng như giúp tiết kiệm thời gian, công sức hơn cho chính mình.  

Doanh nghiệp có nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan hoặc nộp online qua Cổng thông tin quốc gia
Doanh nghiệp có nộp hồ theo 2 hình thức

5. Có cần thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội khi tạm ngừng kinh doanh?

Luật bảo hiểm 2014 quy định, trong giai đoạn tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp chỉ được phép tạm ngừng đóng đối với quỹ hưu trí và tử tuất. 

Ngoài ra, khi tạm ngừng kinh doanh, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người lao động thì doanh nghiệp vẫn phải tiếp tục các hợp đồng đã ký trước đó với người lao động, bao gồm cả nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội. 

6. Có cần thông báo đến cơ quan thuế về việc tạm ngừng kinh doanh hay không?

Doanh nghiệp chỉ cần thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật doanh nghiệp 2020. Khi đã hoàn tất hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin về việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động cho cơ quan thuế. 

Doanh nghiệp không cần thông báo đến cơ quan thuế
Doanh nghiệp không cần thông báo đến cơ quan thuế

7. Thời gian để giải quyết hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh là bao lâu?

Thông thường, khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, trong thời hạn 3 ngày làm việc (tính từ ngày tiếp nhận hồ sơ),cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ giải quyết, tiến hành cấp giấy xác nhận về việc tạm ngừng kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ, doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo sửa đổi, bổ sung tương ứng. 

Nắm bắt đầy đủ thông tin liên quan về thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh là vô cùng quan trọng, đảm bảo quá trình này được diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng nhất. Hy vọng những thông tin được chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp ích cho doanh nghiệp trong việc thực hiện thủ tục tạm ngừng hoạt động. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp có nhu cầu tham khảo ý kiến của luật sư hoặc chuyên gia tư vấn để được hỗ trợ tốt nhất trong việc thực hiện các thủ tục pháp lý liên quan, hãy liên hệ ngay đến Luật Sư An Việt ngay hôm nay nhé.

5/5 (1 bầu chọn)