Skip to content

Những lưu ý quan trọng khi chọn địa điểm kinh doanh

04/03/202452 lượt đọc

Khi chọn nơi thành lập địa điểm kinh doanh, bạn nên lưu ý một số việc bao gồm đánh giá tình hình cạnh tranh trong khu vực, xem xét tình trạng giao thông, quy định pháp lý,...

Khách hàng mục tiêu

Khách hàng là nhân tố quan trọng quyết định doanh số bán hàng của địa điểm kinh doanh, vì vậy trước khi lựa chọn vị trí để thành lập địa điểm kinh doanh, bạn cần phải nghiên cứu được khách hàng mục tiêu. Họ là những người có khả cao sẽ lựa chọn mua sản phẩm/dịch vụ của bạn thay vì mua sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp khác (đối thủ cạnh tranh của bạn). 

Sau khi xác định được khách hàng mục tiêu, bạn cần nghiên cứu đặc điểm của từng nhóm khách hàng, bao gồm độ tuổi, giới tính, nơi họ sống, làm việc hoặc thường lui tới, sở thích, thói quen của họ.

lap-dia-diem-kinh-doanh

Ví dụ: Bạn dự định mở cửa hàng kinh doanh thời trang teen, khách hàng mục tiêu có độ tuổi trung bình từ 16 đến 25 tuổi, sẽ hợp lý hơn nếu bạn đặt cửa hàng gần trường học, rạp chiếu phim, trung tâm thương mại thay vì chọn những khu chủ yếu là người trung niên, người cao tuổi.

Năng lực tài chính

Nhà đầu tư cần xác định được chi phí để mua hoặc thuê mặt bằng, chi phí trả nhân viên, đầu tư trang thiết bị cần thiết,... để xác định khả năng tài chính của mình có đủ để trang trải và duy trì kinh doanh ở địa điểm mới không. Nếu mức chi phí vượt quá ngân sách, có thể sẽ gây áp lực đến hoạt động kinh doanh của các cửa hàng khác thuộc doanh nghiệp vì phải bù lỗ.

lap-dia-diem-kinh-doanh

Bên cạnh đó, mỗi một địa điểm sẽ có giá tiền khác nhau. Nếu không dự kiến ngân sách cho việc lập địa điểm kinh doanh mới (hay bất kỳ hoạt động khác như thành lập doanh nghiệp, thành lập chi nhánh,...),khi chọn được địa điểm yêu thích nhưng bạn không đủ khả năng chi trả thì sẽ lãng phí bao công sức, thời gian tìm ra địa điểm đó. Vì vậy, bạn hãy xác định năng lực tài chính của mình trước rồi sau đó tìm đến những địa điểm nằm trong tầm giá mà bạn có thể chi trả nhé.

Đối thủ cạnh tranh trong khu vực 

Thương trường như chiến trường, bạn nên khảo sát các cửa hàng kinh doanh cùng một mặt hàng với bạn để xem xét tình hình cạnh tranh của khu vực trước khi quyết định mở cửa hàng tại khu vực đó. Hầu hết khách hàng có xu hướng tìm đến những nơi tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh cùng một mặt hàng để có thể dễ dàng chọn lựa.

lap-dia-diem-kinh-doanh

 Vì vậy, việc mở cửa hàng tại những con đường có nhiều mặt hàng tương tự sản phẩm của bạn có thể giúp bạn tăng cơ hội bán hàng. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh cửa hàng đồ cũ, có thể đến khu phố bán đồ cũ để đặt cửa hàng tại đó. 

Vị trí và giao thông xung quanh địa điểm

Về vị trí, bạn nên chọn những vị trí nổi bật, dễ tiếp cận để thu hút khách hàng, chẳng hạn như những khu phố sầm uất, đường lớn, góc giao lộ chính. Tuy nhiên, giá thuê mặt bằng ở vị trí đắc địa như vậy đều khá cao nên bạn hãy suy xét kỹ về chi phí duy trì và lợi nhuận có thể thu được trước khi quyết định lập địa điểm kinh doanh tại đó. 

Nếu bạn kinh doanh thực phẩm, đồ tươi sống thì nên xem xét thêm một khía cạnh nữa đó là đặt cửa hàng gần nơi nhà cung cấp nhằm rút ngắn thời gian vận chuyển, giữ cho hàng hóa luôn tươi mới, ít hư hỏng.

Bên cạnh đó, vị trí để xe thuận tiện cũng là một điểm cộng của cửa hàng trong tâm trí khách hàng. Vì thế, bạn cũng cần lưu ý chọn khu vực có mặt tiền rộng rãi để khách hàng thuận tiện gửi xe khi ghé thăm cửa hàng.

lap-dia-diem-kinh-doanh

Ngoài ra, tình hình giao thông quanh khu vực doanh nghiệp bạn định chọn có đông đúc, tấp nập không? Đường phố có thuận tiện lưu thông không, đó là đường 1 chiều, 2 chiều, giao lộ hay đường nhỏ? Khách hàng có dễ quay đầu xe không? Có chỗ để xe ô tô thuận tiện hay không?...

Đây là một vài các yếu tố mà khách hàng thường cân nhắc trước khi quyết định dừng xe tại cửa hàng. Nếu có thế, bạn nên chọn những con đường 2 chiều, đông đúc, giao thông thuận lợi để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng.

Tình hình an ninh

Tình hình an ninh quanh địa điểm kinh doanh cũng rất quan trọng vì có ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo vệ tài sản và đảm bảo an toàn cho nhân viên, khách hàng. Vì vậy, trước khi quyết định đặt cửa hàng mới tại đó, bạn cần tìm hiểu kỹ tình hình an ninh, tỉ lệ tội phạm, khoảng cách giữa cửa hàng và đồn công an,... để giảm thiểu nguy cơ mất mát tài sản cũng như giữ an toàn cho cửa hàng, nhân viên và khách hàng. 

lap-dia-diem-kinh-doanh

Quy định pháp lý về lập địa điểm kinh doanh

Sau khi đã chọn được vị trí phù hợp, doanh nghiệp phải làm thủ tục lập địa điểm kinh doanh để thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

Ví dụ: Công ty ABC có trụ sở chính ở Hà Nội và một số cửa hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Các cửa hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh chính là các địa điểm kinh doanh và Công ty ABC phải làm thủ tục đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh cho các cửa hàng đó theo quy định của pháp luật. 

Cụ thể, doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ và gửi tới Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nếu hồ sơ hợp lệ, doanh nghiệp sẽ được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật thông tin về địa điểm kinh doanh vào trong Cơ sở dữ liệu quốc gia và cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh. 

lap-dia-diem-kinh-doanh

Để hoàn tất quá trình thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp cần hoàn tất đóng thuế môn bài hàng năm cho địa điểm kinh doanh và treo biển hiệu tại địa điểm kinh doanh đã đăng ký.

Tuy nhiên, trường hợp bạn chỉ mở tạp hóa nhỏ, lẻ, bán hàng rong, bán vé số,... mà không có địa điểm kinh doanh cố định, lâu dài thì không cần đăng ký kinh doanh nhưng vẫn phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế và đảm bảo các điều kiện liên quan khác.

Trong quá trình chuẩn bị hồ sơ đăng ký lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gặp khó khăn có thể liên hệ với Luật sư An Việt, đội ngũ chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ. Luật sư An Việt quy tụ đội ngũ luật sư có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm trong việc hỗ trợ doanh nghiệp làm thủ tục đăng ký thành lập công ty trọn gói, thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, thay đổi đăng ký kinh doanh và nhiều thủ tục khác. 

5/5 (1 bầu chọn)