Skip to content

Cần chuẩn bị gì để khởi nghiệp thành công?

21/01/202424 lượt đọc

Khởi nghiệp vừa là thách thức vừa là cơ hội để theo đuổi đam mê và định hình tương lai của mình. Thành lập công ty khởi nghiệp có tính rủi ro cao, đòi hỏi chúng ta phải có sự chuẩn bị sẵn về tài chính, cộng sự,...

Tâm lý cạnh tranh, áp lực đồng trang lứa (peer pressure) là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt khi mỗi ngày chúng ta đều được chứng kiến những thành tựu lớn mạnh của người khác qua truyền thông xã hội và các kênh truyền thông. Nhiều người chọn con đường khởi nghiệp như một cách để đạt được sự nghiệp thành công. Khởi nghiệp không chỉ mang lại cơ hội tự do và sáng tạo mà còn là con đường ngắn nhất để "tự làm chủ".

Để có cơ hội trở thành một người khởi nghiệp thành công, bạn cần chuẩn bị các yếu tố quan trọng dưới đây để vượt qua thách thức và nắm bắt cơ hội.

Ý tưởng đột phá

Khởi nghiệp mang ý nghĩa đổi mới sáng tạo và tạo ra giá trị mới cho thị trường, bất kỳ công ty khởi nghiệp thành công nào cũng đều bắt đầu từ ý tưởng mới. 

Tham khảo ý tưởng từ những người đi trước là một cách giúp bạn có thêm động lực để tìm kiếm, tạo ra những ý tưởng, giải pháp mới. Với ý tưởng "dịch vụ ở ké" trong du lịch, Airbnb đã góp phần tạo ra và phổ biến ngành công nghiệp lưu trú theo yêu cầu hiện đại. Cụ thể là tạo ra trang web kết nối giữa người đi du lịch và những người có phòng trống, nhà trống gần địa điểm du lịch. 

thanh-lap-cong-ty-thanh-lap-doanh-nghiep1

Thông qua trang web, hai bên kết nối với nhau để thuê hoặc cho thuê chỗ ở trong thời gian đi du lịch. Thành lập công ty từ năm 2008, Airbnb hiện có vốn hóa thị trường là 75,13 tỷ USD và là nền tảng trực tuyến và dịch vụ lưu trú dẫn đầu thế giới. Câu chuyện khởi nghiệp của Airbnb đã truyền cảm hứng cho giới startup nói riêng và giới kinh doanh nói chung.

Ngoài ra, chúng ta còn có học hỏi các câu chuyển khởi nghiệp của Uber với ý tưởng “dịch vụ đi nhờ xe Uber” hoặc Grab với ý tưởng xe ôm công nghệ.

Lập kế hoạch kinh doanh

Lập kế hoạch rõ ràng là điều mà chúng ta cần làm trong kinh doanh hay bất kỳ công việc nào khác. Khởi nghiệp chứa nhiều yếu tố rủi ro cao nên nạn cần phải lập kế hoạch từ ban đầu, bao gồm: xác định mục tiêu chiến lược và mục tiêu cụ thể, nghiên cứu thị trường, xác định đối tượng khách hàng, định rõ sản phẩm kinh doanh, chiến lược thâm nhập thị trường, kế hoạch tiếp thị và quảng bá, kế hoạch tài chính, quản lý rủi ro, đội ngũ nhân sự,...

Lưu ý rằng kế hoạch kinh doanh có thể cần điều chỉnh theo từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Đánh giá và điều chỉnh kế hoạch vào những thời điểm thích hợp sẽ giúp doanh nghiệp duy trì tính linh hoạt và thích nghi với sự thay đổi trong môi trường kinh doanh.

thanh-lap-cong-ty-thanh-lap-doanh-nghiep6

Xây dựng và phát triển đội ngũ

Khởi nghiệp không chỉ là công việc cá nhân mà còn là sự hợp tác và làm việc nhóm. Một đội ngũ chuyên nghiệp sẽ là những cộng sự đắc lực mang lại lợi thế cạnh tranh và hỗ trợ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Mỗi thành viên trong đội ngũ cần phải đồng lòng với mục tiêu chung và họ cũng cần có kỹ năng và kiến thức cần thiết để đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp. 

Khi xem xét ứng viên, hãy xem xét kỹ năng và kinh nghiệm của họ liên quan đến công việc được yêu cầu. Tìm kiếm những người có kỹ năng phù hợp và có thể mang lại giá trị gia tăng cho doanh nghiệp của bạn. Nhớ rằng, xây dựng đội ngũ là một quá trình liên tục và đòi hỏi sự đầu tư và quản lý từ giai đoạn mới thành lập công ty cho đến lúc hoạt động của công ty đi vào quỹ đạo. 

thanh-lap-cong-ty-thanh-lap-doanh-nghiep2

Nguồn vốn

Nguồn vốn là yếu tố không thể thiếu khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp. Nhằm giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển trong giai đoạn đầu, bạn có thể huy động và kêu gọi vốn kinh doanh từ người thân, bạn bè, vay ngân hàng, các quỹ đầu tư, chương trình khởi nghiệp,... 

Bên canh đó, người khởi nghiệp cần am hiểu kiến thức tài chính, có kỹ năng quản lý tài chính để có thể kiểm soát ngân sách và tận dụng nguồn vốn đầu tư một cách hợp lý cũng như nắm rõ tình hình kinh doanh của công ty.

Kiến thức và kỹ năng

Khi trở thành chủ doanh nghiệp, bạn cần có nền tảng kiến thức vững chắc không chỉ về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực kinh doanh của mình, mà còn cả kiến thức về pháp luật, xã hội,... để đánh giá tổng quan tình hình kinh doanh của doanh nghiệp, dự đoán xu thế kinh doanh, tìm kiếm cơ hội mới. Mặt khác, sở hữu nền tảng kiến thức vững chắc sẽ giúp bạn hiểu được nguyên lý vận hành công việc của các bộ phận trong công ty như kế toán, marketing, sản xuất,..., từ đó có thể hỗ trợ nhân viên giải quyết khó khăn.

Kiến thức về pháp luật sẽ giúp bạn vận hành công ty một cách hợp pháp, đảm bảo quyền lợi cho bản thân và doanh nghiệp của mình, ví dụ như trình tự, thủ tục thành lập công ty, tìm hiểu về các loại hình công ty, xác lập tư cách thành viên công ty, phân chia lợi nhuận dựa trên thành phần góp vốn, cam kết góp vốn của các thành viên,...

thanh-lap-cong-ty-thanh-lap-doanh-nghiep3

Ngoài kiến thức, bạn nên trang bị thêm các kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, quản lý tài chính, quản lý thời gian, quản lý rủi ro, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyết định,... để có thể bổ trợ cho công việc và hỗ trợ cho các cộng sự.

Thái độ không ngại thất bại

Người khởi nghiệp phải chuẩn bị sẵn tinh thần đón nhận thất bại bởi thực tế là phần lớn các dự án khởi nghiệp sẽ phải trải qua nhiều lần thất bại trước khi "kết trái ngọt". Điều này không chỉ xuất phát từ những thách thức trong việc xây dựng và quản lý doanh nghiệp, mà còn liên quan đến sự cạnh tranh gay gắt, môi trường kinh doanh luôn thay đổi và một số yếu tố khác. Do đó, thái độ không ngại thất bại và sẵn sàng học hỏi từ thất bại trở nên quan trọng hơn bao giờ hết trong hành trình khởi nghiệp.

Xây dựng mạng lưới quan hệ

Mạng lưới quan hệ bao gồm các đối tác, nhà cung cấp, khách hàng tiềm năng và các chuyên gia trong lĩnh vực bạn dự định dấn thân kinh doanh. Xây dựng mạng lưới quan hệ không những mang lại các cơ hội kinh doanh, mà bạn còn có thể nhận được sự giúp đỡ, học hỏi thêm kiến thức và kinh nghiệm từ những người đi trước. Để xây dựng mạng lưới quan hệ hiệu quả, bạn có thể tham gia vào các sự kiện ngành, hội thảo, sử dụng mạng xã hội và các công cụ trực tuyến để kết nối và tìm kiếm cơ hội hợp tác.

thanh-lap-cong-ty-thanh-lap-doanh-nghiep5

Chuẩn bị kỹ lưỡng hành trang khởi nghiệp là một yếu tố quan trọng để khởi nghiệp thành công. Tuy nhiên, không chỉ đơn thuần là chuẩn bị, mà còn yêu cầu sự quyết tâm, sáng tạo và kiên nhẫn trong quá trình thực hiện. Luật sư An Việt mong rằng với sự chuẩn bị kỹ lưỡng và lòng quyết tâm, bạn sẽ có thể thành công trên con đường khởi nghiệp của mình.

5/5 (1 bầu chọn)