Skip to content

Các hình thức mua bán và sáp nhập công ty hiện nay

20/01/2024236 lượt đọc

Lựa chọn hình thức mua bán và sáp nhập công ty đã trở thành một chiến lược quan trọng để doanh nghiệp mở rộng quy mô, nâng cao năng lực cạnh tranh và tạo ra giá trị bền vững.

Mục tiêu của hoạt động mua bán và sáp nhập công ty là giành quyền kiểm soát công ty, tham gia vào hoạt động điều hành, quản lý công ty ở mức độ nhất định, không đơn thuần là sở hữu một phần vốn góp hay nắm giữ cổ phần như hoạt động đầu tư thông thường.

Tìm hiểu về hoạt động mua bán và sáp nhập công ty

Định nghĩa

M&A là tên viết tắt của Mua lại (Mergers) và sáp nhập (Acquisitions),còn được gọi chung là hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả việc mua bán, sáp nhập các doanh nghiệp hoặc tài sản thông qua các loại giao dịch tài chính.

Sáp nhập công ty (Mergers) là kết hợp một hoặc một số công ty (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) trên cơ sở chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của công ty bị sáp nhập sang công ty nhận sáp nhập. 

  • Công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại, toàn bộ tài sản của công ty bị sáp nhập sẽ được gộp chung với tài sản của công ty sáp nhập. 
  • Công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị sáp nhập.

Mua bán công ty, hoặc mua lại công ty (Acquisitions),ám chỉ việc mua bán tài sản của doanh nghiệp, tức là một công ty (công ty mua) toàn bộ hoặc một số lượng cổ phần hoặc tài sản của công ty khác (công ty bị mua lại) đủ đề kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của công ty bị mua lại. 

  • Công ty mua vẫn giữ tư cách pháp nhân cũ và có quyền sở hữu hợp pháp đối với công ty bị mua lại. 
  • Công ty bị mua lại sẽ chấm dứt hoạt động đối với phần bị mua lại, công ty mua lại được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của phần công ty bị mua lại.
sap-nhap-cong-ty3

Lợi ích

Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là hoạt động mang lại lợi ích tích cực đối với cả bên mua và bên bán. 

  • Bên mua có thể tận dụng thị trường, nguồn lực, công nghệ có sẵn của bên bán, không mất chi phí tìm dự án, giúp giảm thiểu tối đa các khoản chi phí gia nhập thị trường. 
  • Bên bán có thể xoay chuyển tình thế để thoát khỏi bờ vực phá sản nhờ M&A cũng như gia tăng giá trị, danh tiếng khi sáp nhập với một doanh nghiệp khác ngang bằng hoặc lớn hơn.

Cách thức thực hiện

Hoạt động mua bán và sáp nhập công ty có thể thực hiện theo nhiều cách thức khác nhau như:

  • Góp vốn trực tiếp vào công ty
  • Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần
  • Sáp nhập công ty
  • Hợp nhất công ty
  • Tách, Chia công ty

Hình thức mua bán và sáp nhập công ty phổ biến

M&A theo chiều ngang

M&A theo chiều ngang được tiến hành giữa các doanh nghiệp cùng ngành hoặc cùng giai đoạn sản xuất, chẳng hạn một công ty sản xuất ô tô sáp nhập với một công ty khác trong ngành sản xuất ô tô. Cụ thể là hoạt động mua bán và sáp nhập giữa các doanh nghiệp cung cấp các dòng sản phẩm và dịch vụ giống hoặc tương tự nhau cho người tiêu dùng cuối cùng. Hình thức này giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng cường mạng lưới phân phối, giảm chi phí cố định (chi phí tìm kiếm nhà xưởng, chi phí mua máy móc mới,...).

sap-nhap-cong-ty4

Ví dụ, thương vụ mua bán và sáp nhập công ty giữa hai hãng ô tô đình đám trên thế giới là Porsche và Volkswagen. Năm 2009, Volkswagen đã chi gần 4,9 tỉ USD để mua 49,9% cổ phiếu của Porsche và hoàn thành quá trình mua bán và sáp nhập toàn bộ Porsche AG vào năm 2012 khi tiếp tục mua lại 50,1% số cổ phiếu còn lại với tổng giá trị cho cả hai lần mua gần 8,4 tỷ Euro. 

M&A theo chiều dọc

Hình thức M&A theo chiều dọc được thực hiện giữa các công ty thuộc cùng chuỗi giá trị sản xuất nhưng khắc nhau ở giai đoạn sản xuất mà họ đang hoạt động. Các công ty thực hiện M&A theo chiều dọc để tránh gián đoạn nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho hoạt động sản xuất của họ, hướng đến độc quyền nguồn cung để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường, giảm thiểu chi phí trung gian không cần thiết.

Hình thức này mang lại lợi ích cho công ty tiến hành sáp nhập, mua lại về việc kiểm soát nguồn cung ứng nguyên vật liệu, nguồn hàng, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm, giảm chi phí trung gian.

Ví dụ, vào năm 2004, thương hiệu dép Crocs đã mua lại Công ty Foam Creations (công ty cung cấp nhựa Croslite cho Crocs) để đảm bảo vị thế độc quyền đối với chất liệu nhựa tế bào Croslite. 

sap-nhap-cong-ty5

Croslite là một loại nhựa đặc biệt được sử dụng để sản xuất đế dép Crocs. Chất liệu này có đặc tính nhẹ, mềm, thoáng khí và thoải mái cho người mang. Trước khi mua lại Foam Creations, Crocs đã là khách hàng lớn của công ty này và sử dụng chất liệu Croslite do họ sản xuất. Qua việc mua lại Foam Creations, Crocs đã đảm bảo độc quyền đối với chất liệu Croslite, đồng thời qua việc kiểm soát quy trình sản xuất và nguồn cung cấp chất liệu chính, thương hiệu có thể duy trì chất lượng và sự độc đáo của sản phẩm dép Crocs. 

Hình thức M&A kết hợp

Hình thức M&A kết hợp là được áp dụng khi hai công ty có mục tiêu phục vụ chung một nhóm đối tượng khách hàng và hoạt động trong cùng một lĩnh vực cụ thể, mặc dù không cung cấp những sản phẩm hoàn toàn giống nhau. Thay vào đó, những sản phẩm này có thể bổ sung và hỗ trợ lẫn nhau, tạo ra sự kết hợp hài hòa để đáp ứng một cách toàn diện nhu cầu của khách hàng. Chẳng hạn, một công ty sản xuất chăn - ga - gối - đệm sáp nhập với một công ty sản xuất giường. 

sap-nhap-cong-ty8

Hình thức M&A này giúp kết hợp lợi thế của các sản phẩm khác nhau để phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, giảm thiểu rủi ro cũng như tận dụng tệp khách hàng sẵn có để doanh nghiệp có thể tăng cường doanh thu và lợi nhuận, mở rộng ngành hàng kinh doanh…

5/5 (1 bầu chọn)