Skip to content

Lập địa điểm kinh doanh không có giấy phép: Rủi ro và hậu quả pháp lý

Theo quy định pháp luật, lập địa điểm kinh doanh không có giấy phép sẽ khiến doanh nghiệp đối mặt với nhiều hình phạt như xử phạt hành chính, truy thu thuế và thậm chí là đình chỉ cấm hoạt động. Hiểu rõ hậu quả pháp lý sẽ giúp bạn tránh những sai lầm không đáng có.

Hiện nay, các doanh nghiệp lập địa điểm kinh doanh không chỉ mang đến cơ hội phát triển mở rộng, mà còn tiếp cận khách hàng tốt hơn. Tuy nhiên, vì muốn tiết thời gian, chi phí hoặc chưa hiểu rõ quy định mà đã lập địa điểm kinh doanh không có giấy phép. Liệu có thể thực hiện điều này mà không cần giấy phép hay không? Những hậu quả khi hoạt động kinh doanh không có giấy phép là gì? Doanh nghiệp cần làm gì để tránh các vấn đề pháp lý? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Có thể lập địa điểm kinh doanh không có giấy phép không?

Căn cứ quy định tại Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP về Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh khi doanh nghiệp có nhu cầu.

Điều này có nghĩa là việc thành lập địa điểm kinh doanh không bắt buộc phải xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký, mà doanh nghiệp chỉ cần gửi thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh tại nơi đặt địa điểm. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng vì có thể đối mặt với nhiều rủi ro pháp lý.

  • Khi lập địa điểm kinh doanh mà không có giấy phép, doanh nghiệp sẽ cần đánh giá khả năng cơ sở pháp lý cho hoạt động của mình.
  • Có rất nhiều quyền lợi mà doanh nghiệp sẽ không được đảm bảo nếu không có giấy phép.
  • Trước khi quyết định có nên lập địa điểm kinh doanh mà không có giấy phép hay không, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ lưỡng các quy định này để tránh những sai sót đáng tiếc.

Những rủi ro khi lập địa điểm kinh doanh không có giấy phép

Mặc dù việc lập địa điểm kinh doanh không yêu cầu giấy phép, nhưng điều này không đồng nghĩa với việc bạn hoàn toàn yên tâm về mặt pháp lý. Thực tế cho thấy có nhiều rủi ro tiềm ẩn mà doanh nghiệp sẽ phải đối mặt.

Rủi ro về pháp lý

  • Đầu tiên, chính là việc bị xử phạt hành chính. Trong trường hợp cơ quan chức năng phát hiện, doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 10 – 20 triệu đồng vì hoạt động không đăng ký.
  • Tiếp theo, việc thiếu giấy phép dẫn đến việc ngừng hoạt động/ bị đình chỉ. Nếu không được cấp phép, doanh nghiệp sẽ không được tiến hành hoạt động kinh doanh, gây ảnh hưởng rtuwjc tiếp đến doanh thu và lợi nhuận.
  • Cuối cùng, khi xảy ra tranh chấp về hợp đồng, tài sản tại địa điểm kinh doanh không có giấy phép, doanh nghiệp có thể gặp bất lợi trước pháp luật. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đòi lại quyền lợi hợp pháp của mình.

Rủi ro về thuế và tài chính

  • Không được khấu trừ thuế GTGT (VAT): Hoá đơn đầu vào tại địa điểm kinh doanh không hợp lệ có thể không được cơ quan quản lý thuế chấp nhận.
  • Bị truy thu thuế: Cơ quan thuế có quyền truy thu và áp dụng mức phạt cao nếu phát hiện địa điểm kinh doanh hoạt động không đăng ký.
  • Không thể mở tài khoản ngân hàng hoặc ký hợp đồng hợp pháp: Nhiều ngân hàng và đối tác yêu cầu địa điểm kinh doanh phải có giấy phép để giao dịch.

Rủi ro về uy tín

Uy tín của doanh nghiệp là tài sản quý giá, việc không có giấy phép có thể gây tổn hại đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trong mắt khách hàng và đối tác. Khách hàng thường có xu hướng lựa chọn những doanh nghiệp hợp pháp và có uy tín, do đó, thiếu giấy tờ chứng nhận sẽ khiến doanh nghiệp mất đi cơ hội mở rộng hoạt động sau này.

Hậu quả pháp lý khi lập địa điểm kinh doanh không có giấy phép

Lập địa điểm kinh doanh mà không có giấy phép không chỉ gây ra rủi ro mà còn kéo theo nhiều hậu quả pháp lý khó lường. Rất nhiều doanh nghiệp mới khởi nghiệp đã phải trả giá đắt cho sự chủ quan này.

Xử phạt vi phạm hành chính

Mức phạt hành chính theo Nghị định 122/2021/NĐ-CP với mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với việc không có giấy phép kinh doanh sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Việc này có thể xây dựng trên cơ sở mức độ vi phạm và các quy định của pháp luật hiện hành. Dù sao đi nữa, đây vẫn là một gánh nặng tài chính không thể xem nhẹ.

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể sẽ không được cấp giấy phép trong tương lai nếu vi phạm nhiều lần.

Đình chỉ hoạt động

Đây là một biện pháp mạnh mà cơ quan chức năng có thể áp dụng để xử lý vi phạm cho các doanh nghiệp. Điều này dẫn tới các hệ luỵ xấu sau này, làm mất doanh thu ngay cả hiệu suất làm việc của đội ngũ nhân viên cũng giảm theo.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trên cả đình chỉ hoạt động, thì truy cứu trách nhiệm hình sự là điều mà không ai mong muốn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có những doanh nghiệp phải đối mặt với tình huống này. Trong trường hợp nghiêm trọng, hình thức xử lý có thể nghiêm khắc hơn như phạt tù, làm ảnh hưởng trầm trọng đến doanh nghiệp.

Cách hợp pháp hóa địa điểm kinh doanh để tránh rủi ro

Khi doanh nghiệp lường trước được hậu quả khôn lường đến từ việc lập địa điểm kinh doanh không có giấy phép, thì cần có những biện pháp hợp pháp hóa việc này.

Đăng ký thông báo lập địa điểm kinh doanh

Thông báo lập địa điểm kinh doanh là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quá trình hợp pháp hóa. Chuẩn bị hồ sơ gồm:

  • Thông báo lập địa điểm kinh doanh
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
  • Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng địa chỉ kinh doanh
  • Nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt địa điểm kinh doanh
  • Thời gian xử lý: 3 – 5 ngày làm việc

Thực hiện nghĩa vụ thuế đầy đủ

  • Nộp lệ phí môn bài
  • Kê khai thuế GTGT nếu có doanh thu riêng
  • Đảm bảo xuất hóa đơn hợp pháp

Duy trì sự minh bạch

Một trong những yếu tố xây dựng lòng tin với khách hàng chính là sự minh bạch trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp cần công khai thông tin về sản phẩm, dịch vụ, cùng với các chính sách và quy định liên quan. Điều này không chỉ giúp tăng cường uy tín mà còn tạo ra môi trường kinh doanh tích cực và bền vững.

Lập địa điểm kinh doanh không có giấy phép tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể dẫn đến hậu quả pháp lý nghiêm trọng dù pháp luật không bắt buộc việc này. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên tuân thủ đúng quy trình đăng ký để đảm bảo hoạt động hợp pháp, tránh các vấn đề về thuế và pháp lý trong tương lai. Chỉ có như vậy, doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triển bền vững trong thị trường đầy biến động này.

5/5 (1 bầu chọn)