
Trong thời đại công nghệ hoá cao như hiện này, mọi thứ đang dần được tối ưu để tiết kiệm thời gian, tiền bạc, từ việc mua sắm online tới thủ tục hành chính. Thành lập công ty cũng không phải ngoại lệ, Nhà nước đã đưa ra các chính sách để giúp quy trình được đơn giản hoá để có thể hoàn tất trong thời gian ngắn nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm thông tin này, bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết trình tự, thủ tục thành lập công ty siêu tốc, giúp bạn có thể hoàn thành trong 3-5 ngày làm việc.
Thời gian thành lập công ty nhanh nhất có thể là bao lâu?
Nhiều người cho rằng các thủ tục thành lập doanh nghiệp sẽ rất phức tạp và khó làm. Điều đó có thể đúng nếu bạn làm sai quy trình của pháp luật Việt Nam. Còn trong trường hợp, nếu chuẩn bị hồ sơ đầy đủ chính xác và thực hiện đúng quy trình thì có thể hoàn tất trong vòng 3-5 ngày làm việc.

Trình tự, thủ tục thành lập công ty trong 3 bước
Dù mong muốn quy trình diễn ra nhanh chóng, nhưng vẫn cần độ chính xác cao để tránh làm đi làm lại, vừa tốn thời gian lại không đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, dưới đây là trình tự, thủ tục giúp bạn hoàn tất thủ tục một cách nhanh nhất
Bước 1: Chuẩn bị thông tin và hồ sơ đăng ký (1 ngày)
Trước khi tiến hành đăng ký, cần xác định đầy đủ các thông tin sau: (0,5 ngày)
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty TNHH 1 thành viên/2 thành viên, Công ty cổ phần,...
- Tên công ty: Tra cứu trước trên Cổng thông tin quốc gia để tránh trùng lặp. Ngoài ra bạn cần tuân thủ cách đặt tên theo Điều 37 Luật Doanh nghiệp năm 2020.
- Địa chỉ trụ sở công ty: Không được dùng nhà tập thể, chung cư dùng để ở.
- Ngành nghề kinh doanh: Chọn ngành phù hợp nhưng vẫn đảm bảo tốt quy định về Mã ngành đăng ký kinh doanh tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.
- Vốn điều lệ: Xác định mức vốn phù hợp với mô hình công ty và ngành nghề kinh doanh.
- Người đại diện theo pháp luật của công ty: Là chủ sở hữu hoặc người được uỷ quyền để điều hành công ty.
Soạn hồ sơ đăng ký doanh nghiệp (0,5 ngày):
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu tại Phụ lục I-1 ban hành kèm theo Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT.
- Điều lệ công ty.
- Danh sách thành viên (Đối với công ty TNHH từ 2 thành viên trở lên),Danh sách cổ đông (Đối với công ty cổ phần)
- Bản sao CCCD/CMND/Hộ chiếu của các thành viên
- Giấy uỷ quyền thực hiện đăng ký (Nếu có)
Đây là một bước cực kỳ quan trọng, vì một bộ hồ sơ chính xác và đầy đủ mới giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Nếu sai sót tại bước này, thời gian thực hiện thủ tục sẽ bị kéo dài hơn so với dự kiến. Bạn cần kiểm tra từng giấy tờ để đảm bảo rằng mọi thông tin chính xác và khớp nhau.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh (1 ngày)
Tại bước này, để tiết kiệm thời gian bạn hoàn toàn có thể nộp hồ sơ tại nhà qua trang đăng ký kinh doanh online trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh. Việc này giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian so với việc đi lại.
Ngoài ra, nếu bạn không thành thạo máy tính thì có thể đem hồ sơ nộp trực tiếp tại Sở kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.
Lưu ý rằng: Khi nộp hồ sơ trực tiếp, bạn sẽ nhận được tờ biên nhận từ cơ quan tiếp nhận. Biên nhận này rất quan trọng, vì nó chứng minh rằng bạn đã hoàn tất thủ tục. Cho nên hãy giữ tờ biên nhận này cẩn thận cho đến khi nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nếu hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc, doanh nghiệp sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Khi đã có giấy chứng nhận, đồng nghĩa với doanh nghiệp của bạn đã chính thức thành lập. Tuy nhiên, bạn vẫn cần thực hiện thêm một số thủ tục nữa để hoạt động kinh doanh hợp pháp.
Như vậy, nếu bạn thực hiện đúng trình tự, thủ tục thành lập công ty thì có thể hoàn tất thủ tục trong 3 – 5 ngày làm việc:
Bước | Thời gian dự kiến |
Chuẩn bị thông tin | 0,5 ngày |
Soạn hồ sơ | 0,5 ngày |
Nộp hồ sơ đăng ký | 01 ngày |
Nhận kết quả | 03 ngày |
Tổng thời gian | 03-05 ngày |
Thủ tục sau khi thành lập công ty
Sau khi hoàn tất trình tự, thủ tục thành lập doanh nghiệp, bạn cần thực hiện một số công việc quan trọng để công ty có thể đi vào hoạt động hợp pháp và hiệu quả. Dưới đây là các bước cần thực hiện:
- Khắc dấu công ty: Quy trình này mất khoảng 4-6 giờ và không cần thông báo mẫu dấu. Bạn có thể liên hệ tới các địa chỉ khắc dấu công ty để nhanh hơn. Con dấu công ty là thứ không thể thiếu, bạn không nên bỏ qua bước này.
- Mở tài khoản ngân hàng: Một công ty cần mở tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch tài chính chính thức như: Nộp vốn điều lệ, nộp thuế, nhận các khoản đầu tư, vay vốn…
- Đăng ký thuế với cơ quan thuế: Đảm bảo quy định luật quản lý thuế tại Việt Nam.
- Treo biển hiệu công ty tại trụ sở chính: Doanh nghiệp treo biển hiệu tại địa chỉ trụ sở chính để cơ quan chức năng có thể kiểm tra. Nếu không, doanh nghiệp có thể bị xử phạt và gặp khó khăn khi cơ quan thuế kiểm tra thực tế.
- Nộp tờ khai lệ phí môn bài và nộp lệ phí môn bài: Doanh nghiệp phải kê khai lệ phí môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Góp vốn điều lệ theo cam kết: Theo quy định, doanh nghiệp phải góp đủ vốn điều lệ trong vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy đăng ký kinh doanh.

Bí quyết rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp
Việc rút ngắn thời gian đăng ký doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào các cơ quan xử lý mà còn liên quan trực tiếp đến cách chuẩn bị của doanh nghiệp. Dưới đây là một số mẹo giúp bạn tối ưu quy trình và hoàn tất thủ tục nhanh chóng:
- Chuẩn bị hồ sơ đầy đủ ngay từ đầu: Kiểm tra kỹ các giấy tờ cần thiết để tránh sửa đổi, bổ sung mất thời gian.
- Sử dụng dịch vụ đăng ký doanh nghiệp online: Giúp giảm thời gian chờ đợi và tránh phải đến trực tiếp cơ quan đăng ký.
- Chọn khung giờ hành chính sáng sớm hoặc đầu tuần: Nộp hồ sơ vào những thời điểm ít người để hồ sơ được xử lý nhanh hơn.
- Liên hệ trước với ngân hàng và cơ quan thuế: Đặt lịch hẹn trước để làm việc nhanh chóng, tránh thời gian chờ đợi không cần thiết.
Để việc thực hiện trình tự, thủ tục thành lập công ty không phức tạp và kéo dài, bạn cần có sự chuẩn bị thật tốt và làm theo quy trình hợp lý, bạn hoàn toàn có thể hoàn tất thủ tục trong 3 – 5 ngày, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đi vào hoạt động hợp pháp. Đây chính là giải pháp tối ưu cho những ai muốn khởi nghiệp mà không muốn lãng phí thời gian.