Skip to content

Bật mí 5 khó khăn khi thành lập công ty xuất khẩu lao động

Thành lập công ty xuất nhập khẩu lao động bao gồm các thủ tục và yêu cầu pháp lý chặt chẽ về các loại giấy phép khác nhau. Tưởng chừng đơn giản nhưng nó tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý. Và dưới đây là 5 khó khăn phổ biến khiến nhiều doanh nghiệp phải dè chừng.

Xuất khẩu lao động được xem là một lĩnh vực tiềm năng, không chỉ mang lại cơ hội việc làm cho hàng ngàn người lao động mà còn đem đến cơ hội kinh doanh hấp dẫn. Tuy nhiên, thành lập công ty xuất khẩu lao động lại không ít thách thức cho doanh nhân. Các khó khăn này thường về thủ tục pháp lý phức tạp, tài chính, nhân sự… Vậy đâu là thử thách lớn nhất trong quá trình thành lập và làm sao để vượt qua? Bài viết này sẽ phân tích chi tiết những khó khăn kèm cách khắc phục giúp doanh nhân hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vực này.

Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động

Căn cứ quy định theo Điều 10 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng năm 2020 như sau:

Điều 10. Điều kiện cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

1. Doanh nghiệp được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên; có chủ sở hữu, tất cả thành viên, cổ đông là nhà đầu tư trong nước theo quy định của Luật Đầu tư;

b) Đã ký quỹ theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

c) Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam, trình độ từ đại học trở lên và có ít nhất 05 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng hoặc dịch vụ việc làm; không thuộc diện đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không có án tích về một trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia, các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, tội quảng cáo gian dối, tội lừa dối khách hàng, tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, tội tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép, tội cưỡng ép người khác trốn đi nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép;

d) Có đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ thực hiện các nội dung quy định tại Điều 9 của Luật này;

đ) Có cơ sở vật chất của doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp thuê ổn định để đáp ứng yêu cầu giáo dục định hướng cho người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

e) Có trang thông tin điện tử.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này."

NGUỒN: Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Vì vậy, doanh nghiệp cần nắm rõ các điều kiện bắt buộc khi thành lập công ty như trên để được cấp phép hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lao động.

Những khó khăn phổ biến và giải pháp khi thành lập công ty xuất khẩu lao động

Trước khi đi vào chi tiết từng khó khăn, doanh nghiệp cần phải hiểu lĩnh vực xuất khẩu lao động không chỉ đòi hỏi nguồn lực tài chính lớn mà còn yêu cầu sự am hiểu về pháp lý cũng như thị trường quản lý lao động tốt. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng sẽ giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro pháp lý không đáng có và nâng cao khả năng thành công.

Yêu cầu pháp lý phức tạp

Doanh nghiệp phải đáp ứng nhiều quy định chặt chẽ bao gồm: vốn điều lệ, giấy phép lao động, quý quỹ… và nhiều điều kiện nghiêm ngặt khác, cụ thể:

  • Vốn điều lệ tối thiểu: Doanh nghiệp cần có vốn điều lệ từ 5 tỷ đồng trở lên theo quy định pháp luật. Vốn này không chỉ là điều kiện pháp lý mà còn giúp đảm bảo năng lực tài chính của công ty.
  • Ký quỹ bắt buộc tại ngân hàng: Công ty phải ký quỹ 1 tỷ đồng tại ngân hàng thương mại, số tiền này nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động trong trường hợp phát sinh tranh chấp hoặc rủi ro.
  • Giấy phép hoạt động: Doanh nghiệp cần xin Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cấp. Giấy phép này có thời hạn tối đa 5 năm và phải được gia hạn theo quy định.
  • Cơ sở vật chất đạt chuẩn: Công ty cần có trụ sở làm việc ổn định, không đặt tại nhà tập thể hoặc chung cư. Đồng thời, phải có cơ sở đào tạo hoặc hợp tác với các trung tâm đào tạo lao động để đảm bảo người lao động được trang bị đầy đủ kỹ năng trước khi xuất cảnh.
  • Nhân sự có chuyên môn cao: Công ty phải có đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, am hiểu pháp luật lao động và thị trường lao động quốc tế. Đồng thời, đội ngũ này cần có kỹ năng tư vấn, tuyển dụng và quản lý lao động hiệu quả. Việc thực hiện đúng quy định này không chỉ đòi hỏi sự chính xác trong thủ tục hành chính mà còn cần thời gian xử lý lâu dài.

Giải pháp:

  • Nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật về Luật Doanh nghiệp, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để nắm rõ từng điều kiện cần đáp ứng.
  • Xây dựng kế hoạch pháp lý chi tiết, đảm bảo từng bước được thực hiện theo đúng quy trình thủ tục của cơ quan nhà nước.
  • Nếu doanh nghiệp chưa đủ chuyên môn pháp lý, hãy nhờ sự tư vấn từ các công ty luật để đảm bảo hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, tránh mất thời gian do sai sót trong quá trình đăng ký.

Vấn đề tài chính và ký quỹ

Một trong những khó khăn trong việc thành lập công ty xuất khẩu lao động đó chính là yêu cầu nguồn vốn lớn, khiến các doanh nghiệp bị xoay sở trong việc huy động tài chính ban đầu. Không chỉ là vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu, doanh nghiệp còn phải nguồn ký quỹ cho khả năng duy trì hoạt động, chi trả nhân sự và các khoản chi phí phát sinh ngoài kế hoạch.

Giải pháp:

  • Tìm kiếm nhà đầu tư hoặc hợp tác với các đối tượng có năng lực tài chính mạnh.
  • Tạo dựng một kế hoạch tài chính rõ ràng, tận dụng các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp từ Nhà nước.
  • Cần có một lộ trình sử dụng nguồn vốn hợp lý để tránh tình trạng thiếu hụt trong giai đoạn đầu đi vào hoạt động của công ty.
Caption

Tìm kiếm thị trường lao động

Tại thị trường Việt Nam, việc thiết lập quan hệ với đối tác nước ngoài hay ký kết hợp đồng lao động đòi hỏi nhiều thời gian và công sức cũng như sự am hiểu sâu sắc về quy định pháp lý, văn hoá doanh nghiệp của từng quốc gia. Nếu doanh nghiệp không thể tìm được đối tác tin cậy, sẽ gặp phải các rủi ro như chậm trễ công việc, hợp đồng lao động không ổn định, thậm chí là xảy ra tranh chấp pháp lý rất cao.

Điều này có thể làm ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất kinh doanh, làm giảm hiệu suất làm việc và mức uy tín của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế.

Giải pháp:

  • Tận dụng hội chợ việc làm quốc tế và hợp tác với các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm mở rộng mối quan hệ, tiếp cận trực tiếp với những đối tác tiềm năng.
  • Kết nối với các công ty môi giới lao động, trung tâm giới thiệu việc làm uy tín để đảm bảo nguồn nhân lực được tuyển chọn tốt nhất.
  • Tìm hiểu kỹ về các quy định, chính sách nhập cư và điều kiện làm việc tại từng quốc gia để đảm bảo quyền lợi cho đôi bên.
  • Đẩy mạnh hoạt động truyền thông để nâng cao uy tín và tạo độ tin cậy với đối tác quốc tế.
  • Thiết lập các mối quan hệ chiến lược lâu dài để tạo sự ổn định trong việc tuyển dụng và đào tạo lao động.

Tuyển dụng và đào tạo nhân sự

Nguồn nhân lực Việt Nam khi tham gia thị trường lao động quốc tế thường gặp một số hạn chế như thiếu kỹ năng chuyên môn, ngôn ngữ, tác phong làm việc thiếu chuyên nghiệp… Điều này không chỉ làm giảm hiệu quả làm việc mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin và khả năng hòa nhập của lao động Việt Nam tại các quốc gia tiếp nhận.

Do đó, để nâng cao vị thế và giá trị của lao động Việt Nam trên thị trường toàn cầu, cần có những giải pháp hiệu quả nhằm cải thiện kỹ năng chuyên môn, năng lực ngoại ngữ và xây dựng tác phong làm việc chuyên nghiệp ngay từ giai đoạn đào tạo.

Giải pháp:

  • Áp dụng phương pháp đào tạo thực hành, mô phỏng môi trường làm việc thực tế giúp người lao động nhanh chóng thích nghi khi ra nước ngoài làm việc.
  • Phối hợp với các tổ chức nước ngoài để cập nhật kỹ năng, giúp người lao động đáp ứng đủ chuyên môn ngay từ khi xuất cảnh.
  • Xây dựng chương trình đào tạo chuyên biệt theo từng thị trường, không chỉ giúp người lao động dễ dàng hòa nhập mà còn nâng cao khả năng giữ việc lâu dài và phát triển sự nghiệp.

Cạnh tranh cao trong ngành

Trong bối cảnh thị trường quốc tế ngày càng phát triển, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cung ứng lao động phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt. Không chỉ có nhiều đối thủ trong nước mà còn có sự tham gia của các công ty nước ngoài tiềm năng tốt, tài chính mạnh. Nếu không có chiến lược hiệu quả, doanh nghiệp có thể sẽ mất đi lợi thế cạnh tranh, khó thu hút được người lao động lẫn đối tác tốt.

Giải pháp:

  • Tạo sự khác biệt như cung cấp các khóa đào tạo chuyên sâu, xây dựng hệ thống chăm sóc khách hàng sau khi xuất cảnh,...
  • Đầu tư vào thương hiệu, tạo dựng hình ảnh một doanh nghiệp đáng tin cậy.
  • Phát triển các nền tảng trực tuyến giúp lao động tiếp cận thông tin tuyển dụng, đào tạo và hỗ trợ pháp lý một cách nhanh chóng, minh bạch.
  • Hỗ trợ lao động trong toàn bộ quá trình, từ khâu tuyển chọn, hướng dẫn thủ tục xuất cảnh đến việc hỗ trợ ổn định cuộc sống và công việc tại nước ngoài.

Thành lập công ty xuất khẩu lao động là một quá trình đầy thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về tài chính, pháp lý, nhân sự và chiến lược phát triển. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có kế hoạch rõ ràng, tận dụng được các nguồn lực sẵn có và áp dụng những giải pháp phù hợp, việc gia nhập thị trường xuất khẩu lao động sẽ trở nên khả thi và bền vững hơn. Hy vọng bài viết đã giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan và sẵn sàng vượt qua các khó khăn để phát triển thành công trong lĩnh vực này.

5/5 (1 bầu chọn)