Skip to content

Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên sang Công ty Cổ phần: NÊN hay KHÔNG?

Trong quá trình thành lập và phát triển doanh nghiệp, nhu cầu mở rộng quy mô cũng như tái cấu trúc có thể khiến chủ sở hữu cân nhắc về việc Chuyển đổi Công ty TNHH 1 thành viên sang Công ty Cổ phần. Liệu đây có phải là bước đi phù hợp hay không? Và doanh nghiệp cần thực hiện như thế nào để quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ hơn.

Có nên chuyển đổi thành công ty cổ phần không?

Câu trả lời là , nếu như doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô và có thể huy động vốn hiệu quả hơn.

Công ty cổ phần cho phép phát hành cổ phiếu, thu hút nhiều nhà đầu tư, giúp doanh nghiệp có nguồn tài chính dồi dào để phát triển. Ngoài ra, loại hình doanh nghiệp này có lợi thế linh hoạt trong chuyển nhượng cổ phần và nâng cao uy tín thương hiệu trên thị trường.

Tuy nhiên, điều này cũng đi kèm những rủi ro ít nhiều. Nếu doanh nghiệp không kiểm soát tốt quy trình quản lý và chi phí vận hành thì việc duy trì loại hình Công ty TNHH một thành viên lại là lựa chọn tốt hơn.

So sánh Công ty TNHH một thành viên và Công ty Cổ phần

Tiêu chí

Công ty TNHH một thành viên

Công ty Cổ phần

Chủ sở hữu

Một cá nhân hoặc một tổ chức

Công ty cổ phần phải duy trì tối thiểu ba cổ đông và không có giới hạn về số lượng tối đa, tạo điều kiện cho việc mở rộng quy mô và thu hút thêm nhà đầu tư.

Đặc điểm

Không được quyền phát hành cổ phiếu

Được phát hành cổ phiếu

Khả năng huy động vốn

Hạn chế

Chủ sở hữu công ty có thể đầu tư thêm vốn hoặc huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác. Khi có thành viên góp vốn mới, doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục chuyển đổi sang công ty TNHH hai thành viên trở lên trong vòng 15 ngày kể từ khi thành viên mới cam kết góp vốn.

Dễ dàng

- Công ty cổ phần có thể tăng vốn điều lệ thông qua việc phát hành cổ phiếu mới cho cổ đông hiện hữu hoặc chào bán ra công chúng.  


- Doanh nghiệp có thể huy động thêm vốn bằng cách kêu gọi cổ đông góp vốn, phát hành trái phiếu, kết nạp thành viên mới hoặc sử dụng nguồn từ quỹ dự trữ.

Cơ cấu quản lý

1. Nếu là tổ chức:

  • Chủ sở hữu công ty có thể chỉ định một hoặc nhiều người làm đại diện theo ủy quyền.
  • Có hai mô hình quản lý để doanh nghiệp lựa chọn.
  • Người đại diện có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
  • Có sự tham gia của kiểm soát viên trong cơ cấu tổ chức.

2. Nếu là cá nhân:

  • Chủ sở hữu công ty trực tiếp quản lý, không ủy quyền cho người đại diện.
  • Chỉ áp dụng một mô hình quản lý duy nhất.
  • Người đại diện theo pháp luật có thể là Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc.
  • Không có kiểm soát viên trong cơ cấu tổ chức.

- Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất, chịu trách nhiệm quyết định các vấn đề quan trọng và bầu Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị quản lý công ty và thực hiện quyền, nghĩa vụ không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.  

- Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc có thể là người đại diện theo pháp luật của công ty.  

- Đại hội đồng cổ đông bầu Ban kiểm soát với số lượng thành viên từ 3 đến 5 người.

Chuyển nhượng vốn

Nhận chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ để trở thành chủ sở hữu hoặc chuyển nhượng phần vốn góp cho cá nhân, tổ chức khác. Nếu thành viên là cá nhân qua đời hoặc bị tòa tuyên bố đã chết, phần vốn góp chuyển cho người thừa kế. Trường hợp thành viên là tổ chức bị giải thể, phá sản, vốn góp được xử lý theo quy định pháp luật.

Phần vốn góp có thể được chuyển nhượng, tặng cho hoặc dùng để thanh toán nghĩa vụ tài chính. Nếu thành viên là cá nhân mất hoặc bị tòa án xác định đã chết, quyền sở hữu vốn góp sẽ được thừa kế. Đối với tổ chức giải thể hoặc phá sản, phần vốn góp sẽ được xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

Tăng, giảm vốn điều lệ

Vốn điều lệ không được giảm, nhưng có thể tăng bằng cách chủ sở hữu đầu tư thêm hoặc huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác. Khi có thành viên mới góp vốn, công ty phải đăng ký chuyển đổi sang công ty TNHH hai thành viên trở lên trong vòng 15 ngày kể từ khi có cam kết góp vốn.

Vốn điều lệ không được giảm, trừ các trường hợp: thay đổi ngành nghề, tái cơ cấu, hủy cổ phiếu quỹ hoặc lỗ lũy kế đạt 50% vốn nhưng vẫn có khả năng thanh toán nợ.

Quy mô hoạt động

Phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, vừa hoặc công ty gia đình.

Phù hợp với doanh nghiệp có định hướng mở rộng quy mô lớn

Chế độ tài chính

- Cổ tức cổ phần ưu đãi được chi trả theo quy định từng loại.  

- Cổ tức cổ đông phổ thông dựa trên lợi nhuận ròng và trích từ lợi nhuận giữ lại.

Công ty TNHH một thành viên có cơ chế quản lý tài chính đơn giản, dễ kiểm soát nhưng hạn chế trong việc huy động vốn và chuyển nhượng vốn góp. Trong khi đó, Công ty Cổ phần có khả năng tăng vốn linh hoạt, thu hút nhiều nhà đầu tư nhưng lại phải tuân thủ nhiều quy định pháp lý hơn. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ dựa trên nhu cầu phát triển trước khi quyết định chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên sang Công ty Cổ phần.

Lợi ích khi chuyển đổi sang Công ty Cổ phần

Việc chuyển đổi sang mô hình Công ty cổ phần không chỉ là bước đi chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển hiệu quả mà còn mang lại nhiều lợi ích như sau:

  • Công ty cổ phần cho phép phát hành cổ phiếu để thu hút nhà đầu tư, giúp mở rộng quy mô nhanh chóng.
  • Các báo cáo tài chính kèm cấu trúc cổ đông rõ ràng giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn lớn.
  • Quyền quyết định không còn phụ thuộc vào một cá nhân duy nhất mà được phân bổ giữa các cổ đông, giúp giảm thiểu rủi ro trong quản lý và nâng cao tính minh bạch, hiệu quả trong hoạt động điều hành doanh nghiệp.

Nhìn chung, việc chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên sang Công ty Cổ phần mang đến nhiều cơ hội phát triển hơn, tuy vậy cũng đòi hỏi doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị và xem xét kỹ lưỡng để tận dụng tối đa lợi thế này.

Rủi ro khi Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên sang Công ty Cổ phần

Mặc dù mô hình công ty cổ phần đem lại nhiều lợi ích, nhưng cái nào cũng có hai mặt lợi và hại, do đó nếu doanh nghiệp vẫn sẽ có khả năng đối mặt với một số rủi ro như sau:

  • Doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều nghĩa vụ thuế quan trọng, bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế cổ tức và các loại thuế khác liên quan. Đồng thời, công ty cần thực hiện báo cáo tài chính chi tiết, phức tạp hơn để đảm bảo minh bạch và tuân thủ các quy định pháp luật.
  • Số lượng cổ đông lớn sẽ dẫn đến nguy cơ xung đột lợi ích nếu như không quy định quyền hạn và trách nhiệm của từng cổ đông rõ ràng ngay từ đầu.
  • Chi phí vận hành cao hơn bởi công ty cổ phần có quy trình quản lý phức tạp hơn, yêu cầu doanh nghiệp đầu tư nhiều hơn.

Tóm lại, để chuyển đổi hiệu quả, doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng các yếu tố rủi ro và nguồn lựa phù hợp nhằm tối ưu lợi ích của mô hình công ty cổ phần.

Khi nào nên Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên sang Công ty Cổ phần?

Nên chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên sang Công ty Cổ phần khi:

  • Muốn mở rộng quy mô: Công ty có nhu cầu mở rộng quy mô, tăng cường khả năng cạnh tranh và huy động vốn từ nhiều nhà đầu tư để phát triển hoạt động kinh doanh một cách bền vững.
  • Huy động vốn linh hoạt hơn: Công ty cổ phần có thể phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, trong khi Công ty TNHH một thành viên bị hạn chế.
  • Chuyển nhượng vốn dễ dàng: Cổ phần được phép chuyển nhượng tự do, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút nhà đầu tư và gia tăng tính thanh khoản của doanh nghiệp.
  • Tăng uy tín doanh nghiệp: Công ty cổ phần thường có hình ảnh chuyên nghiệp, minh bạch hơn, thuận lợi trong việc hợp tác và niêm yết trên sàn chứng khoán.
  • Đáp ứng yêu cầu pháp lý: Khi có thêm thành viên góp vốn, Công ty TNHH một thành viên buộc phải chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần.

Thủ tục chuyển đổi từ công ty TNHH một thành viên sang công ty cổ phần gồm những gì?

Phương thức chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên sang Công ty Cổ phần

Doanh nghiệp có thể lựa chọn theo một trong các phương thức sau:

  • Huy động thêm cổ đông: Bằng cách kêu gọi cá nhân hoặc tổ chức góp vốn để đáp ứng điều kiện tối thiểu về số lượng cổ đông theo quy định.
  • Chuyển nhượng vốn góp: Chủ sở hữu có thể bán một phần hoặc toàn bộ vốn góp của mình sang nhà đầu tư khác để hình thành công ty cổ phần.
  • Kết hợp cả hai phương thức: Doanh nghiệp vừa huy động thêm vốn vừa thực hiện chuyển nhượng để tái cấu trúc mô hình hoạt động.

Sau khi chuyển đổi, công ty phải đăng ký trong 10 ngày và kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ, gồm nợ thuế, hợp đồng lao động, trách nhiệm pháp lý.

Hồ sơ đăng ký chuyển đổi

  1. Đơn đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  2. Điều lệ công ty sau khi chuyển đổi.
  3. Nghị quyết hoặc quyết định về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  4. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông nước ngoài (nếu có).
  5. Hợp đồng chuyển nhượng phần vốn góp (nếu có).
  6. Văn bản xác nhận việc góp vốn của các cổ đông mới.
  7. Giấy tờ pháp lý của cổ đông sáng lập, đại diện theo pháp luật và tổ chức góp vốn.
  8. Văn bản chấp thuận của cơ quan đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài (nếu có).
  9. Văn bản ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật).

Nơi nộp hồ sơ: Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty đặt trụ sở.

Thời gian xử lý: Trong vòng 03 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Nếu công ty có sự thay đổi về người đại diện theo pháp luật sau khi chuyển đổi, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần sẽ là người ký hồ sơ đăng ký.

Việc chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên sang Công ty Cổ phần mang lại nhiều lợi ích về vốn và quản trị, nhưng cũng đi kèm với những thách thức về thuế và quản lý nội bộ. Doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định để đảm bảo chiến lược phát triển bền vững.

5/5 (1 bầu chọn)