Skip to content

Tất tần tật quy định, hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập chi nhánh công ty

10/05/20245 lượt đọc

Để mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh, gia tăng thị phần cũng như tiếp cận gần hơn đối với các khách hàng tiềm năng, nhiều công ty đã lựa chọn thành lập chi nhánh.

Vậy, có yêu cầu gì cần đảm bảo khi lập chi nhánh công ty? Hồ sơ cần chuẩn bị những gì để thực hiện hoàn tất thủ tục này? Tất tần tật các thông tin liên quan sẽ được Luật Sư An Việt giải đáp chi tiết trong bài viết sau, hãy cùng điểm qua nhé.

Giải đáp - Chi nhánh công ty là gì?

Chi nhánh công ty được giải thích tại Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2020. Trong đó:

  • Chi nhánh được xem là đơn vị phụ thuộc của công ty và sẽ hoạt động dưới sự quản lý, điều hành từ công ty mẹ. Chi nhánh công ty không trực tiếp tham gia vào các quan hệ pháp luật dưới tư cách độc lập, không tự nhân danh mình khi tham gia vào các quan hệ pháp luật mà chỉ phụ thuộc vào công ty mẹ, được đại diện dưới hình thức ủy quyền, do đó, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.
  • Chi nhánh có thể thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của công ty mẹ, đó bao gồm cả các hoạt động kinh doanh, quản lý, đại diện,...
  • Chi nhánh công ty có thể được đặt tại địa điểm khác tỉnh hoặc cùng tỉnh với địa điểm trụ sở chính của công ty mẹ tùy thuộc vào nhu cầu, định hướng phát triển riêng của mỗi đơn vị.
  • Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải đáp ứng đúng với ngành nghề kinh doanh đã được đăng ký của công ty mẹ.
Thành lập chi nhánh công ty
Đôi nét về chi nhánh công ty

Điều kiện thành lập chi nhánh  

Để công ty có thể thành lập chi nhánh thuận lợi, các điều kiện cần đáp ứng theo đó bao gồm:

  • Có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty muốn thành lập chi nhánh (tức công ty mẹ). Điều này dễ hiểu khi chi nhánh là đơn vị phụ thuộc nên công ty cần phải được thành lập trước, chi nhánh thành lập sau. Việc thành lập chi nhánh không được thực hiện song song cùng lúc với thủ tục thành lập công ty.
  • Phần tên chi nhánh có thể được đặt từ các chữ cái tiếng Việt và các chữ cái F, J, Z, W kết hợp cùng chữ số, ký hiệu. Trong đó, tên chi nhánh sẽ bao gồm [tên công ty] kèm cụm [chi nhánh].  
  • Công ty có thể lập chi nhánh tại Việt Nam và cả tại nước ngoài. Địa chỉ được sử dụng khi thành lập chi nhánh cần được xác định rõ ràng, chính xác và cụ thể. 
  • Ngành nghề kinh doanh của chi nhánh khi thành lập phải thuộc các ngành nghề mà công ty mẹ đã thực hiện đăng ký trước đó.
  • Người đứng đầu chi nhánh có thể được lựa chọn từ các thành viên trong công ty hoặc những cá nhân khác, tuy nhiên cần đảm bảo năng lực hành vi dân sự đầy đủ và không thuộc diện đang bị treo MST trên hệ thống đăng ký thuế và hệ thống đăng ký doanh nghiệp. 

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thành lập chi nhánh gồm những gì?

Để đảm bảo quá trình đăng ký, thành lập chi nhánh diễn ra suôn sẻ, bạn cần nắm bắt được hồ sơ cần thiết và chuẩn bị đầy đủ những đầu mục hồ sơ này.

Trong đó, yêu cầu hồ sơ cần chuẩn bị khi lập chi nhánh bao gồm: 

  • Thông báo về việc thành lập chi nhánh được ký bởi người đại diện theo pháp luật của công ty. 
  • Quyết định bằng văn bản (của chủ sở hữu đối với loại hình công ty TNHH một thành viên, của Hội đồng thành viên đối với loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh, của Đại hội đồng cổ đông đối với loại hình công ty cổ phần) về việc lập chi nhánh công ty. 
  • Biên bản họp về việc lập chi nhánh công ty, áp dụng với công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần. Nếu là công ty TNHH 1 thành viên hoặc doanh nghiệp tư nhân thì bỏ qua mục này.
  • Quyết định về việc bổ nhiệm người đứng đầu tại chi nhánh
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân của người đứng đầu chi nhánh được bổ nhiệm. Bao gồm: bản sao có chứng thực CCCD hoặc hộ chiếu nếu là công dân Việt Nam; bản sao hộ chiếu, giấy đăng ký tạm trú và giấy phép lao động nếu là người nước ngoài. 
  • Với những ngày nghề được pháp luật quy định, bạn cần bổ sung bản sao chứng chỉ hành nghề của người được bổ nhiệm đứng đầu chi nhánh hoặc các cá nhân khác trong chi nhánh. 
  • Giấy ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác thực hiện thủ tục thành lập (nếu người thực hiện thủ tục không phải là người đại diện pháp luật của công ty).

Có thể nói, việc nắm vững các quy định về điều kiện, thủ tục trên đây sẽ giúp doanh nghiệp thành lập chi nhánh một cách nhanh chóng, thuận lợi hơn đáng kể, đồng thời đảm bảo hoạt động của chi nhánh tuân thủ đúng theo quy định của pháp luật. 

Chú ý khâu tuyển dụng nhân sự cho chi nhánh công ty
Chú ý khâu tuyển dụng nhân sự cho chi nhánh công ty

Song song với quá trình thành lập này, doanh nghiệp cũng cần tuyển dụng cán bộ chủ chốt, có năng lực và phẩm chất đạo đức tốt cho chi nhánh, xây dựng quy chế hoạt động cụ thể để đảm bảo quá trình hoạt động của chi nhánh được tuần tự, rõ ràng. Nếu cũng đang cần hỗ trợ các thông tin liên quan trong việc thành lập chi nhánh công ty, quý khách hàng hãy liên hệ đến Luật Sư An Việt ngay hôm nay.

5/5 (1 bầu chọn)