Skip to content

Phân biệt giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng kinh doanh

07/03/2024168 lượt đọc

Phân biệt tạm ngừng kinh doanh và giải thể kinh doanh sẽ giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn cho các hoạt động của công ty và không mắc lỗi khi làm hồ sơ, thủ tục.

Hiểu đúng về giải thể doanh nghiệp

Định nghĩa về giải thể doanh nghiệp

Giải thể doanh nghiệp là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp theo ý chí chủ quan của doanh nghiệp hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.

Như vậy, giải thể doanh nghiệp bao gồm 2 trường hợp:

  • Tự nguyện giải thể: Doanh nghiệp giải thể theo ý muốn của doanh nghiệp (ý chí chủ quan của doanh nghiệp)
  • Bắt buộc giải thể: Doanh nghiệp bị cơ quan thẩm quyền yêu cầu giải thể theo quy định của pháp luật.

Nguyên nhân giải thể

Nguyên nhân giải thể doanh nghiệp tương đối đa dạng, có thể xuất phát từ ý nguyện của doanh nghiệp hoặc do doanh nghiệp vi phạm pháp luật:

  • Doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn còn khả năng thanh toán nợ và các nghĩa vụ tài chính.
  • Doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.
  • Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp vi phạm pháp luật dẫn đến bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Điều kiện giải thể

Doanh nghiệp được phép giải thể khi phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp, bao gồm:

- Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết

- Nợ thuế

- Các khoản nợ khác

tam-ngung-hoat-dong-kinh-doanh-giai-the-doanh-nghiep

Hiểu đúng về tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Định nghĩa tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Tạm ngừng kinh doanh là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp không được ký kết hợp đồng, xuất hóa đơn hay có bất kỳ hoạt động nào khác.

Nguyên nhân tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh bắt nguồn từ nhiều lý do khác nhau:

  • Doanh nghiệp kinh doanh không thuận lợi do suy thoái kinh tế, biến động thị trường,... nên quyết định tạm ngừng kinh doanh để tránh tổn thất lớn.
  • Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh để tập trung sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng. Quá trình này tốn nhiều thời gian, nguồn lực và có thể gây nguy hiểm cho nhân viên, khách hàng tại địa điểm kinh doanh đó. 
  • Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh để thay đổi chiến lược kinh doanh sao cho phù hợp tình hình thực tiễn: tập trung nghiên cứu, phát triển sản phẩm mới; thành lập công ty mới để kinh doanh ngành nghề khác có hiệu quả hơn,...
  • Doanh nghiệp có thể bị buộc tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều kiện tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Doanh nghiệp có thể tạm ngừng kinh doanh theo ý nguyện hoặc tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Để tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi hồ sơ thông báo đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở, chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

tam-ngung-hoat-dong-kinh-doanh-giai-the-doanh-nghiep

So sánh giải thể doanh nghiệp và tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Tiêu chí

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh

Giải thể doanh nghiệp

Định nghĩa

Là việc doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định.

Là việc chấm dứt hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp theo ý chí chủ quan của doanh nghiệp hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật.

Điều kiện

Doanh nghiệp phải gửi thông báo tạm ngừng hoạt động kinh doanh đến Phòng đăng ký kinh doanh nơi đặt trụ sở, chậm nhất là 3 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh.

Doanh nghiệp phải bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp

Nguyên nhân

- Theo ý nguyện của doanh nghiệp: kinh doanh không thuận lợi, tập trung sửa chữa, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thay đổi chiến lược kinh doanh,...

- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan chức năng có thẩm quyền

- Theo ý nguyện của doanh nghiệp:

+ Doanh nghiệp không có nhu cầu tiếp tục kinh doanh hoặc kinh doanh thua lỗ nhưng vẫn còn khả năng thanh toán nợ và các nghĩa vụ tài chính.

+ Doanh nghiệp kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn.

+ Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật doanh nghiệp trong thời hạn 6 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp vi phạm pháp luật dẫn đến phải mở thủ tục phá sản

Hệ quả

Doanh nghiệp chỉ ngừng hoạt động kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. Hết thời hạn, doanh nghiệp sẽ tiếp tục hoạt động bình thường hoặc có thể gia hạn thời gian tạm ngừng. Không hạn chế số lần gia hạn.

Khai tử một doanh nghiệp, chấm dứt hoàn toàn hoạt động của doanh nghiệp đó.

Quyết định giải thể doanh nghiệp hoặc tạm ngừng hoạt động kinh doanh thật sự nan giải và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước khi đưa ra quyết định, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng và thảo luận với các chuyên gia tư vấn thích hợp.

5/5 (1 bầu chọn)