Skip to content

Startup thành lập công ty phần mềm - Giấy phép và điều kiện cần có

19/04/20252 lượt đọc

Công ty phần mềm hoạt động chuyên cung cấp và duy trì các chương trình phần mềm trên máy tính, đang là một trong những ngành nghề kinh doanh phổ biến ngày nay. Nếu bạn đang có nhu cầu startup thành lập công ty phần mềm nhưng chưa hiểu rõ về các thủ tục pháp lý, giấy phép kinh doanh cũng như các điều kiện cần đảm bảo. Đừng lo, Luật An Việt sẽ cung cấp các bước cần thiết để mở công ty phần mềm tại Việt Nam ngay dưới đây!

Đối tượng kinh doanh của công ty phần mềm

Căn cứ Điều 3.1 và Điều 3.10 của Nghị định 71/2007/NĐ-CP như sau:

“1. Sản phẩm phần mềm là phần mềm và tài liệu kèm theo được sản xuất và được thể hiện hay lưu trữ ở bất kỳ một dạng vật thể nào, có thể được mua bán hoặc chuyển giao cho đối tượng khác khai thác, sử dụng.

10. Dịch vụ phần mềm là hoạt động trực tiếp hỗ trợ, phục vụ việc sản xuất, cài đặt, khai thác, sử dụng, nâng cấp, bảo hành, bảo trì phần mềm và các hoạt động tương tự khác liên quan đến phần mềm.”

Như vậy, ta có thể thấy đối tượng kinh doanh khi startup thành lập công ty phần mềm là sản phẩm phần mềm và dịch vụ phần mềm, được cung cấp cho cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp khác có nhu cầu sử dụng phần mềm trong công việc, quản lý, học tập, giải trí,...

Các giấy phép cần có khi startup thành lập công ty phần mềm

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là một loại giấy tờ quan trọng không chỉ riêng thành lập công ty phần mềm, mà công ty bất kỳ khi thành lập cũng cần có. Một công ty khi thành lập giống như việc một con người được sinh ra, và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp chính là “giấy khai sinh” của công ty đó.

Nó là tài liệu để chứng minh doanh nghiệp thành lập hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về đăng ký doanh nghiệp. Thành lập công ty không chỉ đơn thuần là kinh doanh về một lĩnh vực nào đó, mà để tiến hành các hoạt động kinh doanh thì cần có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Một doanh nghiệp khi startup thành lập sẽ được xác lập tư cách pháp nhân dựa trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, là một trong những điều kiện bắt buộc khi thành lập Công ty phần mềm tại Việt Nam.

Ngoài ra, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn là giấy tờ mang tính quan trọng và bắt buộc khi công ty cần thực hiện các thủ tục pháp lý như đăng ký thuế, xin cấp giấy phép con hay các giao dịch thương mại, hợp đồng pháp lý…

Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự

Trước khi startup thành lập công ty phần mềm, đặc biệt nếu bạn có dự định kinh doanh các sản phẩm hoặc dịch vụ liên quan đến phần mềm ghi âm, định vị, giám sát, thiết bị ngụy trang,… thì bạn bắt buộc phải cân nhắc kỹ lưỡng. Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự được pháp luật quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Theo Phụ lục I của Nghị định 96/2016/NĐ-CP, những ngành nghề sau đây bắt buộc phải xin Giấy phép ANTT:

“Kinh doanh thiết bị phần mềm ngụy trang dùng để ghi âm, ghi hình, định vị.”

Một số sản phẩm phần mềm như phần mềm định vị, ghi âm, ghi hình, giám sát từ xa có thể bị lạm dụng để theo dõi, xâm phạm quyền riêng tư. Do đó, nhà nước cần quản lý và kiểm soát chặt chẽ lĩnh vực này.

Lưu ý:

Nếu công ty bạn chỉ phát triển phần mềm văn phòng, ứng dụng giáo dục, quản lý,… thì không cần giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự.

Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng

Giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng hay còn gọi tắt là Giấy phép an toàn thông tin mạng. Giúp doanh nghiệp kiểm soát, đảm bảo an toàn dữ liệu trên mạng, tránh rò rỉ thông tin dẫn tới mất dữ liệu, đồng thời ngăn chặn tình trạng mạo danh.

Nếu công ty phần mềm bao gồm các dịch vụ như kiểm tra, tấn công thử hay phục lỗ hổng bảo mật thì bắt buộc phải xin cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp được quy định tại Luật An toàn thông tin mạng 2015. Ngược lại, nếu công ty chỉ tạo phần mềm quản lý, app,… thì không cần xin giấy phép.

Ngoài những giấy phép kinh doanh trên, startup thành lập công ty phần mềm có thể sẽ cần xin các loại giấy phép con khác tuỳ vào chương trình phần mềm hay dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

Mã ngành nghề đăng ký kinh doanh của công ty phần mềm 

Theo Nghị định 27/2018/QĐ-TTg do Thủ tướng Chính phủ ban hành về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, thành lập công ty phần mềm có thể đăng ký các ngành nghề kinh doanh phù hợp như sau:

Mã ngành

Tên ngành

6201

Lập trình máy vi tính

6202

Tư vấn máy vi tính và quản trị hệ thống máy vi tính

6209

Hoạt động dịch vụ công nghệ thông tin và dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính

6311

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan

4741

Bán lẻ máy vi tính, thiết bị ngoại vi, phần mềm và thiết bị viễn thông trong các cửa hàng chuyên doanh

6311

Xử lý dữ liệu, cho thuê và các hoạt động liên quan

6312

Cổng thông tin

Loại hình doanh nghiệp khi thành lập công ty phần mềm

Các loại hình doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện hành bao gồm

  • Doanh nghiệp tư nhân (DNTN)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (Công ty TNHH 1 thành viên)
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên (Công ty TNHH 2 TV trở lên)
  • Công ty cổ phần (CTCP)
  • Công ty hợp danh

Mỗi mô hình kinh doanh đều có ưu và nhược điểm riêng, khi thành lập công ty phần mềm chủ sở hữu cần cân nhắc số lượng thành viên góp vốn, điều kiện, vốn điều lệ cũng như dịch vụ cung cấp để lựa chọn loại hình phù hợp sao cho quá trình vận hành thuận lợi.

Những lưu ý quan trọng khi thành lập công ty phần mềm

Startup thành lập công ty là một quá trình pháp lý với nhiều yêu cầu phức tạp về điều kiện, giấy phép… Tuy vậy, để tránh sai sót khi mở công ty, doanh nghiệp cần lưu ý những điều đảm bảo pháp lý như sau:

  • Địa điểm đặt trụ sở chính: Mở công ty đồng nghĩa phải tìm việc địa chỉ đặt trụ sở để tiến hành hoạt động kinh doanh. Lưu ý cần tránh đặt địa chỉ tại chung cư hay nhà tập thể, việc này đảm bảo những quy định mà pháp luật đặt ra khi thành lập công ty.
  • Loại hình doanh nghiệp: Tuỳ vào các yếu tố khác nhau về thành viên góp vốn, dịch vụ phần mềm hay sản xuất phần mềm, doanh nghiệp lựa chọn mô hình kinh doanh sao cho thích hợp.
  • Tên doanh nghiệp: Tránh sử dụng tên gây nhầm lẫn hoặc trùng lặp với doanh nghiệp đã thành lập trước đó.
  • Người đại diện theo pháp luật: Cần đáp ứng các điều kiện của Luật Doanh nghiệp 2020 như đủ năng lực hành vi dân sự, từ 18 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp…
  • Vốn điều lệ: Mức vốn tối thiểu cần tính toán dựa trên khả năng tài chính của doanh nghiệp hoặc theo mã ngành nghề đăng ký theo quy định. Và cần phải thực hiện góp vốn đầy đủ trong vòng 90 ngày.

Nắm vững kiến thức pháp lý khi startup thành lập công ty phần mềm bao gồm các điều kiện tiên quyết về Giấy phép cũng như các lưu ý quan trọng để quá trình thành lập thuận lợi và đi vào hoạt động phát triển mạnh mẽ hơn. Nếu bạn là doanh nghiệp đang có nhu cầu mở công ty phần mềm nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu, hãy liên hệ ngay tới hotline của Luật An Việt để được tư vấn pháp lý bao gồm hoàn thiện hồ sơ và các loại giấy phép cần có. Đừng bỏ lỡ các bài viết khác của chúng tôi!

5/5 (1 bầu chọn)