Skip to content

Khám phá từ A đến Z về thủ tục thành lập chi nhánh công ty

11/05/202410 lượt đọc

Việc tuân thủ đúng quy trình, thủ tục thành lập là điều mà bạn cần ưu tiên hàng đầu khi quyết định thành lập chi nhánh công ty nhằm đảm bảo tính hợp pháp cho chi nhánh.

Để hoàn tất việc thành lập chi nhánh công ty, sẵn sàng đưa chi nhánh hoạt động một cách hợp pháp, đảm bảo hiệu quả, việc tuân thủ đúng quy trình, thủ tục thành lập là điều mà bạn cần ưu tiên hàng đầu. Trong bài viết sau, Luật Sư An Việt sẽ đồng hành cùng bạn tìm hiểu từ A đến Z về thủ tục thành lập chi nhánh.

Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh  

Thành lập chi nhánh công ty có thể xem là phương thức hiệu quả để doanh nghiệp mở rộng thị trường, gia tăng hiệu quả hoạt động của đơn vị, tăng độ phủ thương hiệu và tiếp cận đến nhiều tệp khách hàng tiềm năng hơn. Tuy nhiên, trước khi đưa chi nhánh vào hoạt động chính thức, bạn cần phải thực hiện thủ tục thành lập chi nhánh. 

Các bước trong quá trình lập chi nhánh như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ

Hồ sơ là bước đầu tiên trong quá trình thành lập chi nhánh. Để tiết kiệm thời gian, công sức, bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ ngay từ đầu, bao gồm: 

  • Thông báo về việc lập chi nhánh (được ký bởi người đại diện theo pháp luật của công ty mẹ).
  • Quyết định bằng văn bản đối với việc lập chi nhánh.
  • Biên bản họp về việc thành lập chi nhánh (nếu là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần).
  • Quyết định về việc bổ nhiệm người đứng đầu tại chi nhánh.
  • Bản sao CCCD/hộ chiếu nếu người đứng đầu chi nhánh là công dân Việt Nam; bản sao giấy đăng ký tạm trú, hộ chiếu, giấy phép lao động nếu người đứng đầu chi nhánh là có quốc tịch nước ngoài.
  • Đối với những ngành nghề mà pháp luật quy định, công ty sẽ được yêu cầu cung cấp thêm bản sao có công chứng chứng chỉ hành nghề (có thể là của người đứng đầu chi nhánh hoặc bất kỳ cá nhân khác trong chi nhánh). 
  • Ngoài ra, trong trường hợp người nộp hồ sơ, thực hiện thủ tục thành lập không phải là người đại diện pháp luật của công ty, cần bổ sung giấy ủy quyền cho đối tượng này. 
Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh công ty
Chuẩn bị hồ sơ thành lập chi nhánh công ty

Bước 2: Nộp hồ sơ, khoản khoản lệ phí 

Khi đã chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, bạn có thể nộp hồ sơ lập chi nhánh công ty, cùng với đó là các khoản lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư - nơi công ty đặt trụ sở chi nhánh. 

Đặc biệt, công ty cũng có thể thực hiện nộp hồ sơ mở chi nhánh bằng thức thức online, thông qua cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3: Chờ kết quả cấp Giấy chứng nhận thành lập chi nhánh

Trong thời hạn 3 ngày làm việc (tính từ thời điểm nhận hồ sơ),nếu hồ sơ đã đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, đồng thời công bố thông tin chi nhánh. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ nhận được thông báo từ chối bằng văn bản, có nêu rõ lý do. 

Bước 4: Khắc dấu

Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, bạn có thể tiến hành khắc dấu cho chi nhánh. Quy định của pháp luật hiện hành không bắt buộc chi nhánh phải thực hiện khắc dấu. Việc quyết định sử dụng con dấu cho chi nhánh hay không sẽ phụ thuộc vào nhu cầu và do chính doanh nghiệp quyết định. 

Thế nhưng, trên thực tế, để thuận tiện trong hoạt động của công ty nói chung và chi nhánh nói riêng, đa phần các chi nhánh sau khi thành lập đều thực hiện khắc dấu. Trong quá trình khắc dấu, để vẫn đảm bảo đồng bộ khi có sự thay đổi về trụ sở chi nhánh về sau, bạn có thể chỉ cần để thông tin địa chỉ tỉnh/thành phố (bỏ địa chỉ quận/huyện) trên con dấu. 

Khăc dấu chi nhánh công ty
Khăc dấu chi nhánh công ty

Bước 5: Các thủ tục khác

Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp cần hoàn tất các thủ tục liên quan, điển hình như:

  • Kê khai, đóng các loại thuế liên quan theo quy định của pháp luật Thuế. 
  • Làm và treo bảng hiệu của chi nhánh ngay tại trụ sở của chi nhánh, đảm bảo các thông tin gồm: tên cơ quan chủ quản, tên chi nhánh, địa chỉ, số điện thoại, email nếu có. 
  • Mở tài khoản ngân hàng đối với chi nhánh công ty.
  • Thực hiện phành hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho chi nhánh.

Phí, lệ phí khi thực hiện thành lập chi nhánh là bao nhiêu?

Tại Thông tư số 47/2019/TT-BTC có quy định rõ ràng về khoản phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm cả việc thành lập chi nhánh). Trong đó, theo Biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp được ban hành kèm Thông tư số 47/2019/TT-BTC, các khoản phí lập chi nhánh gồm:

  • Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (trong trường hợp này là cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh): 50.000đ/lần.
  • Phí công bố nội dung đăng ký: 100.000đ/lần.

Đặc biệt, nếu thực hiện đăng ký thành lập chi nhánh trực tuyến, bạn chỉ cần đóng khoản phí công bố nội dung.

Với việc nắm bắt rõ các quy định về thủ tục thành lập doanh nghiệp trên đây, bạn có thể thực hiện lập chi nhánh nhanh chóng, đảm bảo thuận lợi nhất. Nếu có thắc mắc, cần hỗ trợ các thông tin liên quan về việc thành lập chi nhánh, quý khách hàng có thể liên hệ cùng Luật Sư An Việt nhé. 

5/5 (1 bầu chọn)