
Để phục vụ cho nhu cầu mở rộng và phát triển quy mô, các doanh nghiệp thường chọn thành lập chi nhánh thay vì mở thêm một công ty mới. Cùng với những lợi thế về chức năng và phạm vi hoạt động, chi nhánh là một sự lựa chọn tốt nhất cho các doanh nghiệp. Vậy thủ tục thành lập chi nhánh như thế nào? Doanh nghiệp cần chuẩn bị những gì để hoàn tất thủ tục nhanh chóng? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết ngay sau đây!

Khi nào phải thành lập chi nhánh?
Chi nhánh là một đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hoạt động với vai trò thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả việc đại diện theo uỷ quyền.
Trong trường hợp dưới đây, doanh nghiệp có thể cân nhắc mở chi nhánh như sau:
- Có nhu cầu vừa mở rộng quy mô vừa duy trì hoạt động kinh doanh độc lập: Chi nhánh có thể trực tiếp tạo ra doanh qua nhờ thực hiện hoạt động kinh doanh.
- Linh hoạt trong hạch toán kế toán: Chi nhánh có thể lựa chọn giữa hạch toán độc lập (tự kê khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp) hoặc hạch toán phụ thuộc (kê khai chung với công ty mẹ).
- Mở rộng tại địa điểm khác để tiếp cận khách hàng: Nếu doanh nghiệp muốn mở rộng sang tỉnh/thành phố khác và trực tiếp kiếm doanh thu tại đó thì chi nhánh là lựa chọn phù hợp.
- Đầy đủ chức năng như doanh nghiệp: Chi nhánh vừa có thể hoạt động thương mại kinh doanh vừa đại diện uỷ quyền cho công ty mẹ trong các giao dịch.
Điều kiện thành lập chi nhánh là gì?
Tiêu chí | Chi tiết |
Tên chi nhánh |
Ví dụ: Chi nhánh công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư An Việt |
Địa điểm đặt trụ sở |
|
Ngành nghề kinh doanh |
|
Người đứng đầu chi nhánh |
|
Loại hình hoạt động chi nhánh | .Có thể lựa chọn giữa 2 hình thức như sau: Thành lập chi nhánh hạch toán độc lập:
-> Phù hợp với doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, muốn tách biệt tài chính. Thành lập chi nhánh hạch toán phụ thuộc:
-> Phù hợp với doanh nghiệp muốn kiểm soát tài chính tập trung. |

Hồ sơ thành lập chi nhánh công ty gồm những gì?
Hồ sơ thành lập chi nhánh được quy định tại khoản 1 Điều 31 Nghị định 01/2021/NĐ-CP bao gồm:
“a) Thông báo thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp ký;
b) Bản sao nghị quyết, quyết định và bản sao biên bản họp của Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty hợp danh, của Hội đồng quản trị đối với công ty cổ phần; nghị quyết, quyết định của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên về việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện;
c) Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện.”
Để rút ngắn thời gian hoàn tất thủ tục, bạn cần chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ và kỹ lưỡng, tránh sai sót khiến quá trình bị gián đoạn.
Lưu ý:
Trong trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, khi thành lập chi nhánh cần chuẩn bị thêm các tài liệu sau:
- Bản sao điều lệ hoạt động của chi nhánh tại Việt Nam
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của công ty mẹ
- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc văn bản xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế trong năm tài chính gần nhất.
- Quyết định bổ nhiệm người đứng đầu chi nhánh tại Việt Nam.
- Bản sao hợp đồng thuê địa điểm hoặc tài liệu chứng minh quyền sử dụng hợp pháp đối với trụ sở chi nhánh.
Lưu ý quan trọng: Tất cả giấy tờ cần phải được dịch sang tiếng Việt, thực hiện hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định và công chứng đầy đủ trước khi nộp hồ sơ.
Hướng dẫn thủ tục thành lập chi nhánh công ty thành công trong 3 ngày
Chi nhánh không có vốn đầu tư nước ngoài
Sau khi hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ, bạn có thể lựa chọn các hình thức sau để nộp hồ sơ hồ sơ đăng ký thành lập chi nhánh:
Cách 1: Nộp trực tiếp tại tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT):
- Nếu chi nhánh đặt cùng tỉnh/thành phố với công ty mẹ, hồ sơ sẽ được nộp tại Sở KH&ĐT nơi công ty mẹ đặt trụ sở.
- Nếu chi nhánh đặt khác tỉnh/thành phố với công ty mẹ, doanh nghiệp cần nộp hồ sơ tại Sở KH&ĐT nơi chi nhánh dự kiến hoạt động.
Cách 2: Nộp hồ sơ trực tuyến thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để thuận tiện và tiết kiệm thời gian.
Thời gian xử lý: Trong vòng 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan tiếp nhận sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ đầy đủ và phù hợp, sẽ cấp giấy phép thành lập chi nhánh cho doanh nghiệp. Nếu chưa hợp lệ, cơ quan tiếp nhận sẽ gửi thông báo và yêu cầu sửa đổi/bổ sung hồ sơ còn thiếu.
Chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài
Doanh nghiệp sau khi chuẩn bị hồ sơ bao gồm các tài liệu cần có khi thành lập chi nhánh có vốn đầu tư nước ngoài, thực hiện nộp hồ sơ tại Bộ Công Thương để xem xét và phê duyệt.
Thời gian xử lý: Từ 10-15 ngày làm việc kể từ khi cơ quan chức năng tiếp nhận đầy đủ giấy tờ hợp lệ.
Các loại thuế mà chi nhánh công ty cần phải nộp
Tuỳ vào hình thức doanh nghiệp lựa chọn, chi nhánh phải nộp thuế khác nhau như sau:
Thuế | Chi nhánh hạch toán độc lập | Chi nhánh hạch toán phụ thuộc |
Thuế môn bài | Kê khai và nộp tại cơ quan thuế quản lý chi nhánh | - Cùng tỉnh với công ty mẹ: Nộp tại cơ quan thuế trụ sở công ty mẹ - Khác tỉnh với công ty mẹ: Nộp tại cơ quan thuế của chi nhánh |
Thuế GTGT |
| |
Thuế TNDN | Nộp trực tiếp tại cơ quan thuế của chi nhánh địa phương mà không qua công ty mẹ | Không cần tiến hành nộp thuế TNDN. Bởi công ty mẹ sẽ phụ trách thực hiện phần này cho cả chi nhánh. |

Thành lập chi nhánh có khác với văn phòng đại diện không?
Câu trả lời là CÓ, vậy điểm khác nhau giữa thành lập chi nhánh và thành lập văn phòng đại diện như nào? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể như sau:
Điểm giống:
- Đều không có tư cách pháp nhân
- Là các đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp
- Có mã số thuế riêng, có con dấu (Không bắt buộc)
- Đều phải nộp mức lệ phí môn bài là 1.000.000 đồng/năm
- Đều có người đứng đầu chi nhánh/văn phòng đại diện
- Nguyên tắc đặt tên tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2020
Điểm khác:
Tiêu chí | Chi nhánh | Văn phòng đại diện |
Ngành nghề kinh doanh | Đăng ký tất cả ngành nghề như công ty mẹ đã đăng ký | Chỉ được đại diện theo uỷ quyền |
Hình thức hạch toán | Có thể lựa chọn hạch toán độc lập hoặc phụ thuộc | Hạch toán phụ thuộc công ty mẹ |
Các loại thuế phải nộp |
| Lệ phí môn bài |
Chức năng | Thực hiện hoạt động kinh doanh đem lợi nhuận về cho doanh nghiệp | Không thực hiện hoạt động kinh doanh |
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn chi tiết về thành lập chi nhánh công ty với các bước đơn giản và có thể hoàn tất trong 03 ngày. Lưu ý rằng doanh nghiệp cần chú trọng và thực hiện kỹ lưỡng theo từng bước hướng dẫn, nếu không sẽ mất thêm nhiều thời gian hơn. Ngoài ra, còn bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ để được tư vấn pháp lý trực tiếp nhé! Chúc một ngày tốt lành!