Skip to content

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh có bị thanh tra thuế hay không?

28/10/202411 lượt đọc

Đối với những doanh nghiệp gặp phải tình trạng hoạt động không hiệu quả sẽ thường lựa chọn tạm ngừng hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, việc lựa chọn tạm ngừng kinh doanh có bị thanh tra thuế hay không là một câu hỏi được khá nhiều doanh nghiệp đặt ra. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể về các vấn đề và quy định liên quan đến việc tạm ngừng hoạt động kinh doanh và nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp.

Các trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế

Khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh, nhiều doanh nghiệp đều cho rằng công ty sẽ “miễn nhiễm” với sự giám sát của cơ quan thuế. Tuy nhiên, trên thực tế các cơ quan thuế vẫn có thể tiếp tục tiến hành thanh tra hoặc thanh tra thuế, kể cả khi doanh nghiệp đang trong thời gian ngưng hoạt động.

Một số trường hợp doanh nghiệp được yêu cầu kiểm tra và thanh tra thuế:

01. Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế

Cơ quan thuế có quyền tiến hành thanh tra đối với những doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế. Các dấu hiệu này có thể bao gồm:

  • Khai báo thuế không chính xác: Doanh nghiệp thường xuyên khai báo số liệu không đúng với số liệu thực tế, chẳng hạn như có sự chênh lệch bất thường giữa doanh thu và chi phí thực của doanh nghiệp.
  • Trốn thuế: Đây là trường hợp khi doanh nghiệp cố tình không kê khai doanh thu hoặc kê khai không đầy đủ theo đúng pháp luật để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
  • Sử dụng hóa đơn bất hợp pháp: Nếu doanh nghiệp sử dụng hóa đơn bất hợp pháp như hóa đơn giả hay không hợp lệ đều thuộc diện nguy cơ bị thanh tra thuế. 

02. Doanh nghiệp được lựa chọn kiểm tra thuế theo chuyên đề

Cơ quan thuế có thể lựa chọn một số doanh nghiệp để kiểm tra theo chuyên đề để đánh giá mức độ rủi ro cao về thuế. Những chuyên đề này được xác định dựa trên các yếu tố:

  • Ngành nghề kinh doanh: Một số ngành nghề có rủi ro cao hơn về thuế như bất động sản, xây dựng hay thương mại điện tử có mức độ rủi ro cao về tuân thủ quy định thuế thường sẽ được lựa chọn kiểm tra nhiều hơn.
  • Khu vực địa lý: Các doanh nghiệp ở khu vực có tỷ lệ vi phạm thuế cao cũng có thể thường bị thanh tra thường xuyên hơn.
  • Tình hình tài chính: Trong trường hợp doanh nghiệp có doanh thu cao nhưng lợi nhuận thấp một cách bất thường sẽ trở thành đối tượng chú ý của các cơ quan thuế. 

03. Theo kiến nghị Kiểm toán Nhà nước

Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm kiểm tra tính minh bạch và hợp pháp của các báo cáo tài chính, trong đó có các yếu tố liên quan đến thuế. Nếu  phát hiện ra các vấn đề liên quan đến thuế trong quá trình kiểm tra, họ có thể kiến nghị cơ quan thuế tiến hành thanh tra. Các vấn đề này có thể bao gồm:

  • Bất thường trong báo cáo tài chính: Những sai lệch nghiêm trọng giữa báo cáo tài chính và báo cáo thuế của doanh nghiệp.
  • Vi phạm quy định về quản lý tài chính: Việc không tuân thủ các quy định về quản lý tài chính có thể bị nghi ngờ về việc trốn thuế.

04. Doanh nghiệp được phân loại về mức độ rủi ro cao về thuế

Cơ quan thuế sẽ tiến hành phân loại doanh nghiệp theo mức độ rủi ro về thuế dựa trên các tiêu chí:

  • Lịch sử tuân thủ thuế: Doanh nghiệp có lịch sử vi phạm thuế thường xuyên sẽ bị phân loại vào nhóm rủi ro cao.
  • Đặc điểm hoạt động: Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực có tỷ lệ rủi ro cao về thuế sẽ được theo dõi chặt chẽ hơn.
  • Sự thay đổi đột ngột trong doanh thu hoặc chi phí: Nếu có sự biến động lớn trong báo cáo tài chính mà không có lý do hợp lý, doanh nghiệp có thể bị đánh giá cao về rủi ro.

Doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh có bị thanh tra thuế không?

Như vậy, trong thời gian doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải thanh toán đầy đủ số tiền thuế chưa nộp cho cơ quan có thẩm quyền nếu chưa hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế.

Căn cứ tại Điểm D, Khoản 2, Điều 4 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP về luật quản lý thuế có quy định: “Người nộp thuế phải chấp hành các quyết định, thông báo của cơ quan quản lý thuế về đôn đốc thu nợ, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế và xử lý hành vi vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế”.

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh 

Khi doanh nghiệp quyết định tạm ngừng kinh doanh, cần phải thực hiện đúng các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi và tránh bị xử phạt hành chính. Do vậy, khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiêm túc thực hiện các trách nhiệm:

Thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh

Một trong những trách nhiệm quan trọng nhất của doanh nghiệp khi tạm ngừng kinh doanh là thông báo với cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh ở nơi doanh nghiệp đã đăng ký hoạt động.

  • Thời hạn thông báo: Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp, doanh nghiệp phải gửi thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý thuế và cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất 15 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh dự kiến.
  • Nội dung thông báo: Thông báo cần nêu rõ thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc tạm ngừng kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cần giải thích lý do tạm ngừng và cung cấp các thông tin liên quan khác theo yêu cầu của cơ quan quản lý.
  • Hình thức thông báo: Doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ thông báo trực tiếp tại cơ quan quản lý hoặc gửi thông qua hệ thống trực tuyến của Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện thủ tục tạm ngừng.

Thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính

Khi tạm ngừng hoạt động, doanh nghiệp vẫn phải hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước, bao gồm việc thanh toán thuế và các khoản phí còn nợ (nếu có). Đây cũng là một trong những điều kiện bắt buộc khi thành lập công ty để tránh phát sinh nợ thuế, lãi phạt và bị cơ quan thuế truy thu trong thời gian tạm ngừng kinh doanh.

  • Kê khai thuế: Doanh nghiệp vẫn phải thực hiện kê khai thuế đầy đủ cho đến thời điểm bắt đầu tạm ngừng hoạt động. Nếu không, doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính về thuế do không hoàn thành nghĩa vụ kê khai.
  • Đóng bảo hiểm xã hội: Đối với các doanh nghiệp có sử dụng lao động, nếu người lao động không làm việc trong thời gian tạm ngừng thì doanh nghiệp vẫn cần hoàn tất việc đóng bảo hiểm xã hội cho đến thời điểm tạm ngừng chính thức.

Thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đến người lao động

Khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, một trong những vấn đề cần chú ý là quyền và nghĩa vụ đối với người lao động. Theo quy định của Luật Lao động, doanh nghiệp cần đảm bảo các quyền lợi cơ bản của người lao động, như trả lương đầy đủ, bảo hiểm và các quyền lợi khác có liên quan.

  • Thông báo cho người lao động: Doanh nghiệp cần thông báo rõ ràng và kịp thời cho người lao động về việc tạm ngừng kinh doanh, thời gian tạm ngừng và thời gian dự kiến hoạt động trở lại.
  • Thỏa thuận tạm hoãn hợp đồng lao động: Trong trường hợp tạm ngừng kéo dài, doanh nghiệp có thể thỏa thuận với người lao động về việc tạm hoãn hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời gian tạm hoãn, người lao động sẽ không nhận lương và các chế độ khác, nhưng doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo việc đóng bảo hiểm xã hội (nếu có thỏa thuận) cho đến khi tạm ngừng chính thức.
  • Giải quyết chế độ trợ cấp: Nếu doanh nghiệp buộc phải chấm dứt hợp đồng lao động do không thể duy trì hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp cần thực hiện các nghĩa vụ liên quan đến trợ cấp thôi việc, trợ cấp thất nghiệp và các chế độ khác theo đúng quy định của Luật Lao động.

Đảm bảo quản lý hồ sơ, sổ sách và tài sản doanh nghiệp

Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp vẫn phải đảm bảo việc quản lý và lưu trữ đầy đủ các hồ sơ, sổ sách kế toán, tài sản của doanh nghiệp theo quy định.

  • Lưu trữ sổ sách kế toán: Doanh nghiệp cần bảo quản và lưu trữ sổ sách kế toán, chứng từ thuế, báo cáo tài chính và các hồ sơ quan trọng khác từ lúc thành lập doanh nghiệp đến khi tạm ngừng kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra, thanh tra thuế khi có yêu cầu từ cơ quan quản lý.
  • Quản lý tài sản: Tài sản của doanh nghiệp như máy móc, thiết bị, hàng hóa tồn kho, tài sản cố định cần được bảo quản tốt và ghi nhận đầy đủ để tránh thất thoát hoặc tranh chấp sau khi doanh nghiệp hoạt động trở lại.

Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là giải pháp giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn tạm thời mà không phải giải thể hay đóng cửa. Tuy nhiên, việc tạm ngừng không đảm bảo doanh nghiệp sẽ tránh khỏi thanh tra thuế. Doanh nghiệp vẫn cần tuân thủ các quy định pháp luật về thuế và hoàn thành đầy đủ nghĩa vụ thuế trước khi tạm ngừng hoạt động kinh doanh.

5/5 (1 bầu chọn)