Nhằm giúp doanh nghiệp có thể xác định và ghi đúng ngành nghề kinh doanh của mình thì hôm nay Luật sư An Việt xin chia sẻ hướng dẫn ghi ngành nghề đăng ký kinh doanh. Chắc chắn thông tin này hữu ích với bạn. Hãy tham khảo ngay nếu bạn đang có ý định thành lập công ty nhé.
1. Hướng dẫn ghi ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập doanh nghiệp
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì việc ghi ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp phải theo các nguyên tắc cụ thể như sau:
1. Khi đăng ký thành lập công ty, hoặc muốn bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh hoặc cần cấp đổi sang Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (GCN ĐKDN) thì chủ doanh nghiệp cần lựa chọn ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam theo Luật kinh doanh hiện hành để ghi đúng và chính xác ngành, nghề mà doanh nghiệp mình đang và sẽ kinh doanh trong Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đề nghị cấp đổi sang GCN ĐKDN.
Ví dụ:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
01 | Bán buôn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm | 4651 |
02 |
|
|
2. Riêng với các nhóm ngành, nghề kinh doanh có điều kiện được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì doanh nghiệp phải ghi đúng, chính xác ngành nghề theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Ví dụ:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
01 | Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, đi thuê Chi tiết lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh bất động sản | 6810 |
02 |
|
|
3. Riêng đối với các ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam nhưng được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì phải được ghi theo ngành, nghề quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đó.
Ví dụ:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
01 | Hoạt động viễn thông khác Chi tiết lĩnh vực kinh doanh: Điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng | 6190 |
02 |
|
|
4. Với các ngành, nghề kinh doanh không có trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam hiện nay, đồng thời cũng chưa được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật khác thì đơn vị tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh phải xem xét ghi nhận ngành, nghề kinh doanh này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Trường hợp ngành, nghề kinh doanh đó không thuộc ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì phải có thông báo cho Bộ KH & ĐT (Tổng cục Thống kê) để bổ sung ngành, nghề kinh doanh mới.
5. Nếu doanh nghiệp có muốn đăng ký ngành, nghề kinh doanh cụ thể hơn ngành kinh tế cấp 4 thì phải lựa chọn một ngành kinh tế cấp 4 trong Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam. Tiếp đến mới ghi cụ thể ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp bên dưới ngành cấp 4. Lưu ý, thông tin này phải phù hợp với kinh tế cấp 4 đã chọn. Trường hợp này thì ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ là ngành, nghề kinh doanh chi tiết đã ghi.
Ví dụ:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
01 | Kinh doanh vật liệu, trang thiết bị lắp đặt trong xây dựng Chi tiết lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh tre, nứa, gỗ cây và gỗ đã qua chế biến | 4663 |
02 |
|
|
2. Quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp
Theo Điều số 5 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì quyền thành lập doanh nghiệp và nghĩa vụ đăng ký doanh nghiệp đang được quy định cụ thể như sau:
- Hoạt động thành lập doanh nghiệp tuân thủ các quy định của pháp luật là quyền của cá nhân, tổ chức và sẽ được Nhà nước bảo hộ.
- Cá nhân hoặc tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ về đăng ký doanh nghiệp, đồng thời công khai thông tin về thành lập doanh nghiệp mình cũng như những hoạt động của doanh nghiệp theo quy định của Nghị định Nghị định 01/2021/NĐ-CP và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Nghiêm cấm các cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc các cơ quan, tổ chức khác gây phiền hà, khó khăn đối với các tổ chức, cá nhân khi tiếp nhận hồ sơ và giải quyết các thủ tục liên quan đến vấn đề đăng ký doanh nghiệp.
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND các cấp không được phép tự ban hành các quy định về đăng ký doanh nghiệp áp dụng riêng cho ngành hoặc địa phương mình. Những quy định liên quan đến đăng ký doanh nghiệp do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, HĐND, UBND các cấp ban hành trái với quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP sẽ không có hiệu lực thi hành.
Hy vọng qua những chia sẻ về cách xác định ngành nghề kinh doanh, hướng dẫn ghi ngành nghề kinh doanh khi đăng ký thành lập công ty mà Luật sư An Việt chia sẻ bên trên hữu ích với bạn, giúp bạn làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp nhanh chóng, thuận tiện, dễ dàng và khởi đầu hoạt động kinh doanh của mình trọn vẹn, suôn sẻ.