Skip to content

Theo quy định văn bản pháp luật thì vốn điều lệ của loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn được hiểu như thế nào?

26/11/20242 lượt đọc

Luật Sư An Việt trả lời Anh Thành Trung như sau:

Theo quy định tại Khoản 29 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì vốn điều lệ là tổng giá trị tài sản do các thành viên đã góp hoặc cam kết góp khi thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; 

Vốn điều lệ khi thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên được quy định tại Điều 47 và Điều 48 Luật Doanh nghiệp số như sau:

* Tại Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp

  1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên khi đăng ký thành lập doanh nghiệp là tổng giá trị phần vốn góp của các thành viên cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
  2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết. Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác vớitài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.
  3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau:
    1. Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của công ty;
    2. Thành viên chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp;
    3. Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên.
  4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.
  5. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, người góp vốn trở thành thành viên của công ty kể từ thời điểm đã thanh toán phần vốn góp và những thông tin về người góp vốn quy định tại các điểm b, c và đ khoản 2 Điều 48 của Luật nàyđược ghi đầy đủ vào sổ đăng ký thành viên. Tại thời điểm góp đủ phần vốn góp, công ty phải cấp giấy chứng nhận phần vốn góp cho thành viên tương ứng với giá trị phần vốn đã góp.
  6. Giấy chứng nhận phần vốn góp phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    1. Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
    2. Vốn điều lệ của công ty;
    3. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
    4. Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp của thành viên;
    5. Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp;
    6. Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.
  7. Trường hợp giấy chứng nhận phần vốn góp bị mất, bị hư hỏng hoặc bị hủy hoại dưới hình thức khác, thành viên được công ty cấp lại giấy chứng nhận phần vốn góp theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều lệ công ty.

* Tại Điều 48. Sổ đăng ký thành viên

  1. Công ty phải lập sổ đăng ký thành viên ngay sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Sổ đăng ký thành viên có thể là văn bản giấy, tập hợp dữ liệu điện tử ghi nhận thông tin sở hữu phần vốn góp của các thành viên công ty.
  2. Sổ đăng ký thành viên phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
    1. Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
    2. Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với thành viên là tổ chức;
    3. Phần vốn góp, tỷ lệ phần vốn góp đã góp, thời điểm góp vốn, loại tài sản góp vốn, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn của từng thành viên;
    4. Chữ ký của thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức;
    5. Số và ngày cấp giấy chứng nhận phần vốn góp của từng thành viên.
  1. Công ty phải cập nhật kịp thời thay đổi thành viên trong sổ đăng ký thành viên theo yêu cầu của thành viên có liên quan theo quy định tại Điều lệ công ty.
  2. Sổ đăng ký thành viên được lưu giữ tại trụ sở chính của công ty.
  3. Vốn điều lệ khi thành lập Công ty TNHH một thành viên trở lên được quy định tại Điều 75  Luật Doanh nghiệp số như sau:
  4. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khi đăng ký thành lậpdoanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu công ty cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.
  5. Chủ sở hữu công ty phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này, chủ sở hữu công ty có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với phần vốn góp đã cam kết.
  6. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trongthời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ bằng giá trị số vốn đã góp trongthời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày cuối cùng công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ theo quy định tại khoản này.
  7. Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ theo quy định tại Điều này.

2. Quy định về tiền lương của Giám đốc công ty TNHH 1 thành viên

2.1. Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

 Quy định về tiền lương Giám đốc đối với thuế thu nhập doanh nghiệp

Căn cứ theo Công văn 727/TCT-CS quy định về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến tiền lương của chủ sở hữu doanh nghiệp đồng thời cũng là Giám đốc công ty TNHH một thành viên (do cá nhân làm chủ),cụ thể:

Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.

Như vậy, các khoản chi tiền lương tiền công của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên, không phân biệt có trực tiếp tham gia điều hành kinh doanh, sản xuất thì không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

2.2. Đối với thuế thu nhập cá nhân

 Quy định về tiền lương Giám đốc đối với thuế thu nhập cá nhân

Các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm: thu nhập từ tiền lương, tiền công và thu nhập từ hoạt động kinh doanh (quy định tại điểm 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC).

Tiền lương là khoản được tiền thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động khi thực hiện công việc. Tiền lương bao gồm tiền lương theo vị trí công việc, phụ cấp và các khoản bổ sung khác (quy định tại Điều 90 Bộ Luật lao động số 45/2019/QH14).

Như vậy, theo quy định trên thì khoản tiền của Giám đốc công ty TNHH một thành viên (do cá nhân làm chủ) thì không phải là thu nhập từ tiền lương nên không chịu thuế thu nhập cá nhân.

Tuy nhiên, nếu Giám đốc công ty TNHH một thành viên là được thuê (dưới dạng hợp đồng lao động) không phải chủ doanh nghiệp thì khoản tiền lương này vẫn chịu thuế thu nhập cá nhân

5/5 (2 bầu chọn)