Skip to content

Công ty mới thành lập năm 2024, sẽ phải nộp các loại thuế nào?

22/11/20240 lượt đọc

Bạn Nguyễn Nam Dương ở Nghệ An có hỏi: Công ty Tôi mới thành lập năm 2024, xin hỏi VP luật sư công ty Tôi sẽ phải nộp các loại thuế nào? 

Luật sư Công ty An Việt trả lời câu hỏi trên của bạn Dương như sau:

Theo quy định hiện hành Doanh nghiệp phải nộp các loại thuế như: Thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân.

01. Thuế môn bài

Người nộp lệ phí môn bài là tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi  Nghị định 22/2020/NĐ-CP  và hướng dẫn tại Thông ty 302/2016/TT-BTC, mức thu thuế môn bài áp dụng đối với các doanh nghiệp được quy định như sau:

Bậc thuế

Đối tượng thu

Mức thu ( đồng/năm)

 1

Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ > 10 tỷ đồng

3.000.000

 2

Doanh nghiệp có vốn đầu tư hoặc vốn điều lệ ≤ 10 tỷ đồng trở xuống

2.000.000

* Các trường hợp được miễn lệ phí môn bài, gồm:

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 100 triệu đồng trở xuống.

+ Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình hoạt động sản xuất, kinh doanh không thường xuyên; không có địa điểm cố định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

+.Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất muối.

+ Tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy, hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá.

+ Điểm bưu điện văn hóa xã; cơ quan báo chí (báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử).

+ Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã hoạt động dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp.

+ Quỹ tín dụng nhân dân xã; hợp tác xã chuyên kinh doanh dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp; chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã và của doanh nghiệp tư nhân kinh doanh tại địa bàn miền núi. Địa bàn miền núi được xác định theo quy định của Ủy ban Dân tộc.

* Thời hạn nộp thuế môn bài:

- Nếu kết thúc thời gian miễn thuế môn bài trong 06 tháng đầu năm thì thời hạn là ngày 30/07 của năm kết thúc thời gian miễn.

- Nếu kết thúc thời gian miễn thuế môn bài trong 06 tháng cuối năm thì thời hạn là ngày 30/01 năm liền kề năm kết thúc thời gian miễn.

02. Thuế giá trị gia tăng ( thuế GTGT)

Theo quy định tại Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008,  Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là loại thuế gián thu, được tính trên giá trị gia tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ mà người tiêu dùng phải trả khi mua bán, sử dụng. 

Để tính được số tiền thuế GTGT mỗi doanh nghiệp phải nộp thì phải dựa trên 02 phương pháp kê khai: Thuế giá trị gia tăng tính theo phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp

* Công thức tính thuế bằng phương pháp khấu trừ:

Thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào

* Công thức tính thuế bằng phương pháp trực tiếp:

Thuế GTGT phải nộp = GTGT của hàng hóa x Thuế suất GTGT của hàng hóa 

Trong đó, thuế suất thuế giá trị gia tăng của hàng hóa sẽ có các mức tương ứng là 0%, 5% và 10% tùy từng loại hàng hóa, dịch vụ.

* Thời hạn nộp thuế

Trong trường hợp doanh nghiệp tự tính thuế GTGT thì hạn nộp thuế cũng là hạn nộp hồ sơ khai thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp khai theo tháng: Hạn nộp là ngày thứ 20 của tháng sau tháng phát sinh nghĩa vụ thuế.

Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với doanh nghiệp khai theo quý: Hạn nộp là ngày 30 hoặc 31 (ngày cuối cùng) của tháng đầu quý tiếp theo quý phát sinh nghĩa vụ thuế.

03. Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN)

Thuế TNDN là loại thuế được tính trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, trừ đi những khoản chi phí hợp lý khác theo quy định của Luật thuế TNDN. Tất cả doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đều phải nộp thuế TNDN khi phát sinh thu nhập.

- Thuế TNDN được tính theo công thức quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC như sau:

Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp = (Thu nhập tính thuế - Phần trích lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ) x Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp

- Thuế suất thuế TNDN được quy định tại Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và khoản 1 Điều 67 Luật Dầu khí 2022 như sau:

Doanh thu của doanh nghiệp

Thuế suất

Doanh nghiệp đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam (phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh)

32% đến 50%

Doanh nghiệp đối với hoạt động dầu khí (phù hợp với từng hợp đồng dầu khí)

25% đến 50%

Trường hợp doanh nghiệp có tổng doanh thu năm ≤ 20 tỷ đồng và các trường hợp còn lại.

20%

* Thời hạn nộp thuế TNDN như sau:

Theo khoản 1 Điều 55 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tạm tính theo quý chậm nhất là ngày 30 của tháng đầu quý sau.

04. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)

Thuế TNCN là loại thuế doanh nghiệp nộp thay cho người lao động tại công ty, được tính theo từng tháng, kê khai theo tháng hay quý và quyết toán theo năm.

*: Căn cứ pháp lý về thuế thu nhập cá nhân

Luật Thuế TNCN năm 2007

Luật sửa đổi, bổ sung Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2012

Luật sửa đổi các Luật về Thuế năm 2014

Thông tư 111/2013/TT-BTC

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14

*. Thuế đối với cá nhân kinh doanh

  1. Cá nhân kinh doanh nộp thuế thu nhập cá nhân theo tỷ lệ trên doanh thu đối với từng lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh.
  2. Doanh thu là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ.

Trường hợp cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu thì cơ quan thuế có thẩm quyền ấn định doanh thu theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

  1. Thuế suất:

a) Phân phối, cung cấp hàng hoá: 0,5%;

b) Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 2% .

Riêng hoạt động cho thuê tài sản, đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, đại lý bán hàng đa cấp: 5%;

c) Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 1,5%;

d) Hoạt động kinh doanh khác: 1%.”

*.Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn

  1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn được xác định bằng giá bán trừ giá mua và các khoản chi phí hợp lý liên quan đến việc tạo ra thu nhập từ chuyển nhượng vốn.

Đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán, thu nhập chịu thuế được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.

  1. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng vốn là thời điểm giao dịch chuyển nhượng vốn hoàn thành theo quy định của pháp luật.

*.Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản

  1. Thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản được xác định là giá chuyển nhượng từng lần.
  2. Chính phủ quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá chuyển nhượng bất động sản.
  3. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ chuyển nhượng bất động sản là thời điểm hợp đồng chuyển nhượng có hiệu lực theo quy định của pháp luật.”.

*. Biểu thuế toàn phần  áp dụng cho thu nhập tính thuế từ những hoạt động đầu tư, chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản, chuyển nhượng thương mại, trúng giải thưởng, bản quyền, nhận tài sản thừa kế, quà tặng được quy định như sau:

Thu nhập tính thuế

Thuế suất (%)

a) Thu nhập từ đầu tư vốn

5

b) Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại

5

c) Thu nhập từ trúng thưởng

10

d) Thu nhập từ thừa kế, quà tặng

10

đ) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này

Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán quy định tại khoản 1 Điều 13 của Luật này

20


0,1

e) Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản

2

* Biểu thuế lũy từng phần là phần áp dụng cho thu nhập tính thuế tiền công, tiền lương, kinh doanh của cá nhân và tổ chức. Mức đóng thuế được quy định ở biểu thuế lũy tiến từng phần như sau:

Bậc thuế

Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng

(triệu đồng)

Thuế suất (%)

1

Đến 60

Đến 5

5

2

Trên 60 đến 120

Trên 5 đến 10

10

3

Trên 120 đến 216

Trên 10 đến 18

15

4

Trên 216 đến 384

Trên 18 đến 32

20

5

Trên 384 đến 624

Trên 32 đến 52

25

6

Trên 624 đến 960

Trên 52 đến 80

30

7

Trên 960 

Trên 80

35

* Cách tính Thuế TNCN 

Thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất

Trong đó:
+ Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế - Các khoản giảm trừ.
+ Thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập - Các khoản được miễn.

Khi đã biết được "thu nhập tính thuế" và "thuế suất" sẽ có 2 phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân cần nộp như sau:

1 - Phương pháp lũy tiến bằng cách tính số thuế phải nộp theo từng bậc thuế, sau đó cộng lại theo theo bảng thuế lũy tiến

2 - Phương pháp rút gọn bạn tính thu nhập tính thuế và áp dụng bảng dưới đây để tính ra số thuế TNCN phải nộp:

Bậc 

Thu nhập tính thuế 

Thuế suất

Cách tính số thuế TNCN phải nộp

Cách tính 1

Cách tính 2

1

Đến 5 triệu 

5%

0 triệu + 5% thu nhập tính thuế 

5% thu nhập tính thuế

2

Trên 5 triệu - 10 triệu

10%

0,25 triệu + 10% thu nhập tính thuế trên 5 triệu

10% thu nhập tính thuế - 0,25 triệu

3

Trên 10 triệu - 18 triệu

15%

0,75 triệu + 15% thu nhập tính thuế trên 10 triệu

15% thu nhập tính thuế - 0,75 triệu

4

Trên 18 triệu - 32 triệu

20%

1,95 triệu + 20% thu nhập tính thuế trên 18 triệu

20% thu nhập tính thuế - 1,65 triệu

5

Trên 32 triệu - 52 triệu

25%

4,75 triệu + 25% thu nhập tính thuế trên 32 triệu

25% thu nhập tính thuế - 3,25 triệu

6

Trên 52 triệu - 80 triệu

30%

9,75 triệu + 30% thu nhập tính thuế trên 52 triệu

30 % thu nhập tính thuế - 5,85 triệu

7

Trên 80 triệu

35%

18,15 triệu + 35% TNTT trên 80 triệu

35% TNTT - 9,85 triệu

*Thời hạn nộp thuế

Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;

5/5 (1 bầu chọn)