Skip to content

Chia sẻ bí quyết thành lập công ty xuất khẩu lao động thành công nhất


thanhlapdaonhnghiep.jpg (63 KB)

Trong thị trường kinh tế hiện nay, ngành xuất khẩu lao động đang ngày được nhiều người quan tâm hơn. Dẫn đến sự ra đời của nhiều công ty cung cấp dịch vụ đưa người lao động sang làm việc tại các quốc gia khác. Nếu bạn là khách hàng đang quan tâm về cách để thành lập công ty xuất khẩu lao động thì hãy cùng tìm hiểu chi tiết điều kiện, hồ sơ, quy trình thủ tục ngay dưới đây. Đến với Luật An Việt, khách hàng sẽ không phải mất nhiều thời gian làm thủ tục hành chính, bởi chúng tôi đã đại diện khách hàng nộp hồ sơ nhanh chóng, an toàn với chi phí dịch vụ thấp nhất.

Điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động

Căn cứ pháp lý: Điều 10 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng số 69/2020/QH14 ngày 13 tháng 11 năm 2020

Doanh nghiệp để được cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng như đủ điều kiện thành lập công ty xuất khẩu lao động, doanh nghiệp cần đáp ứng đủ 06 tiêu chí như sau:

Tiêu chí

Mô tả

Căn cứ pháp lý

Vốn điều lệ

Có đủ vốn điều lệ từ 05 tỷ đồng trở lên

Điều 10 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Điều kiện về chủ sở hữu của doanh nghiệp

Chủ sở hữu công ty/các thành viên/cổ đông phải là nhà đầu tư trong nước theo Luật đã quy định

Luật Đầu tư 2020

Điều kiện ký quỹ

Đã ký quỹ theo điều 24 Luật này: 

  • Được gửi tại ngân hàng và chỉ được sử dụng trong trường hợp doanh nghiệp không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về hoạt động đã cung ứng.
  • Doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả tiền ký quỹ đã sử dụng trong vòng 30 ngày và đảm bảo mức ký quỹ theo quy định.
  • Trong trường hợp phá sản, tiền ký quỹ của doanh nghiệp được Bộ Lao động sử dụng để thanh toán nghĩa vụ phát sinh đối với lao động chưa thanh lý hợp đồng. Sau khi trừ phí ngân hàng, số tiền còn lại doanh nghiệp có thể dùng để thanh toán nợ theo quy định pháp luật về phá sản.

Điều 24 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Điều kiện người đại diện theo pháp luật

  • Có người đại diện theo pháp luật là công dân Việt Nam và đáp ứng các điều kiện:
  • Có trình độ đại học trở lên
  • Ít nhất 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài hoặc dịch vụ việc làm
  • Không thuộc diện bị truy cứu trách nhiệm hình sự, không có án tích về một trong các tội theo luật quy định.

Điều 10 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Số lượng nhân viên

  • Đủ số lượng nhân viên nghiệp vụ để thực hiện các quy định tại luật này.

Điều 9 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Điều kiện cơ sở, vật chất

Có cơ sở vật chất riêng hoặc thuê ổn định, đảm bảo cho công tác giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài

Điều 10 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Điều kiện cơ sở hạ tầng và thông tin

Có trang thông tin điện tử

Caption

Hồ sơ thành lập công ty xuất khẩu lao động

Khi thành lập công ty xuất khẩu lao động, có rất nhiều mô hình doanh nghiệp như công ty TNHH, công ty cổ phần,... Tùy vào mô hình được lựa chọn, căn cứ điều 19 -> điều 22 của Luật Doanh nghiệp năm 2020 hồ sơ thành lập sẽ bao gồm các giấy tờ cơ bản sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên; Danh sách cổ đông đối với công ty cổ phần;
  • Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của người đại diện theo pháp luật;
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép được thực hiện theo Mẫu số 02, Phụ lục I, ban hành kèm theo Nghị định 112/2021/NĐ-CP;
  • Giấy uỷ quyền (Nếu có, trong trường hợp chủ sở hữu/thành viên hoặc cổ đông công ty thống nhất ủy quyền cho một cá nhân/đơn vị để làm thủ tục).

Các lưu ý quan trọng:

  • Giấy tờ công chứng phải còn hiệu lực trong 6 tháng.
  • Trong điều lệ và giấy đề nghị cấp phép cần ghi đầy đủ các mã ngành liên quan tới xuất khẩu lao động.

Quy trình, thủ tục thành lập công ty xuất khẩu lao động

Bước 1 - Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp

Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền thực hiện thủ tục thành lập công ty nộp 01 bộ hồ sơ lên Sở Kế hoạch và Đầu tư (Sở KH&ĐT) theo các hình thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại Bộ phận Một cửa - Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh
  • Gửi qua bưu điện (Nếu ở xa)
  • Nộp online trên Cổng tin doanh nghiệp quốc gia

Bước 2 - Tiếp nhận và thời gian xử lý

Trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ:

  • Nếu hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ ra thông báo về kết quả cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu hồ sơ bị sai hoặc thiếu sót, cơ quan thẩm quyền sẽ gửi thông báo và nêu rõ lý do bằng văn bản, và doanh nghiệp phải điều chỉnh và quay bước 1 nộp hồ sơ từ đầu.

Bước 3 - Nhận kết quả giấy phép đăng ký doanh nghiệp

Doanh nghiệp sau khi được tiếp nhận và phê duyệt hồ sơ, có thể nhận kết quả bằng 2 cách như sau:

  • Nhận trực tiếp tại Bộ phận Một cửa
  • Đăng ký dịch vụ nhận qua bưu điện từ Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Bước 4 - Thực hiện sau thành lập công ty

Doanh nghiệp phải công khai thông tin đăng ký trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký kinh doanh trong 30 ngày và nộp phí theo quy định. Nội dung công bố gồm:

  • Ngành nghề kinh doanh
  • Danh sách cổ đông (nếu có).

Về con dấu doanh nghiệp, sau khi khắc dấu, không cần đăng bố cáo như trước mà doanh nghiệp tự quản lý và có thể khắc nhiều con dấu miễn là thống nhất về hình thức, bao gồm tên và mã số doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Bước 5 - Xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thành lập công ty là bước đầu để cung cấp dịch vụ xuất khẩu lao động, chính vì vậy doanh nghiệp phải tiếp tục thủ tục xin cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài như sau:

Căn cứ pháp lý: Điều 12 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020

Thẩm quyền giải quyết

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Thành phần hồ sơ

- Văn bản đề nghị cấp Giấy phép của doanh nghiệp;

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

- Giấy tờ chứng minh đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

Thời gian xử lý

Trong 20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội sẽ xem xét cấp Giấy phép hoặc từ chối bằng văn bản nêu rõ lý do.

Lệ phí

Căn cứ Điều 4 Thông tư 259/2016/TT-BTC:

  • Cấp mới: 5.000.000 đồng/lần

Caption

Tham khảo Quy trình thành lập công ty

Dịch vụ thành lập công ty xuất khẩu lao động trọn gói tại Công ty Luật An Việt

Nếu bạn thấy việc chuẩn bị hồ sơ cũng như thủ tục hành chính quá phức tạp, thì chúng tôi - Một công ty luật chuyên tư vấn dịch vụ pháp lý và đại diện khách hàng thực hiện uỷ quyền, hoàn tất quy trình thành lập công ty xuất khẩu lao động trọn gói một cách nhanh chóng nhất, đảm bảo tiết kiệm thời gian và đúng quy định của pháp luật.

Cam kết không phát sinh chi phí và nhận kết quả đúng hạn!

Để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể  vui lòng liên hệ trực tiếp với  chúng tôi.

CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ AN VIỆT

Điện thoại hỗ trợ : 0967802636/ 033 2389686

Số 106, Ngõ 231 Phố Chùa bộc, Quận Đống Đa, Hà Nội

 

5/5 (5 bầu chọn)