

Quy định pháp luật về sáp nhập công ty
Quy định về sáp nhập công ty được pháp luật Việt Nam quy định tại khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2020 cụ thể như sau:
“Điều 201. Sáp nhập công ty
- Một hoặc một số công ty (sau đây gọi là công ty bị sáp nhập) có thể sáp nhập vào một công ty khác (sau đây gọi là công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
…”
Nhìn chung khi một hoặc một số công ty sáp nhập vào một công ty khác bằng cách chuyển giao toàn bộ mọi hoạt động và trách nhiệm sang công ty nhận sáp nhập gọi là Sáp nhập công ty. Việc chuyển giao bao gồm tài sản, quyền và nghĩa vụ pháp lý, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Sáp nhập công ty không áp dụng với trường hợp nào?
Theo Điều 30 Luật Cạnh tranh 2018 quy định “Doanh nghiệp thực hiện tập trung kinh tế gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường Việt Nam.”
Để dễ hiểu hơn, khi các công ty nhỏ sáp nhập thành một công ty lớn, việc này sẽ dẫn đến thị trường mất cạnh tranh, dần dần các doanh nghiệp nhỏ đặc biệt là công ty bé mới hay thiếu nguồn lực sẽ khó có cơ hội tồn tại. Vì vậy, pháp luật Việt Nam đã quy định nhằm đảm bảo khi sáp nhập, vẫn duy trì nền kinh tế cạnh tranh lành mạnh và không có một doanh nghiệp nào “độc chiếm” thị trường cả.
Ví dụ:
Công ty A và Công ty B cùng trong ngành xây dựng, nếu sáp nhập sẽ chiếm hữu 50% thị trường. Điều này sẽ tạo ra việc công ty sáp nhập giữa hai công ty sẽ thống trị, làm khách hàng hạn chế lựa chọn và thao túng giá cả dễ dàng.
=> Do đó, nhà nước ra quy định cấm.
Ngoài ra có một số trường hợp khác không thể sáp nhập công ty đó là:
- Doanh nghiệp phá sản hoặc giải thể: Trong thời gian chấm dứt hoạt động hợp pháp, doanh nghiệp không còn tư cách pháp nhân nên không thể tham gia các hoạt động pháp lý bao gồm cả sáp nhập.
- Doanh nghiệp bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: Lúc này, công ty giống như bị “cấm túc”, nên sáp nhập giữa các công ty không thể thực hiện.

Các phương thức sáp nhập công ty hiện nay
Hiện nay có những hình thức sáp nhập như sau:
Sáp nhập vì mục đích tài chính
1- Sáp nhập mua doanh nghiệp: Đây là hình thức doanh nghiệp mua lại một doanh nghiệp khác thông qua việc mua bán cổ phiếu hoặc tiền mặt. Khi một doanh nghiệp bị mua lại, doanh nghiệp đó thường chấm dứt tư cách pháp nhân, tuy nhiên việc mua bán lại không hình thành một pháp nhân mới.
2- Sáp nhập hợp nhất doanh nghiệp: Hai pháp nhân cùng hợp nhất và tạo thành một pháp nhân mới, phù hợp với doanh nghiệp muốn duy trì thương hiệu và không muốn tái cơ cấu tổ chức.
Sáp nhập theo chủ thể tham gia
Tuỳ vào nguồn gốc xuất xứ mà chúng ta có thể lựa chọn sáp nhập như sau:
- Sáp nhập nội địa: Đây là việc các doanh nghiệp trong cùng một quốc gia hoặc khu vực chung sáp nhập lại với nhau nhằm củng cố sức mạnh và tăng cạnh canh trong nước.
- Sáp nhập ngoài nước: Khi một doanh nghiệp sáp nhập hoặc mua lại doanh nghiệp trong nước, hoặc khi hai công ty đa quốc gia hợp nhất. Xu hướng này tạo ra cơ hội mới khi được thị trường quốc tế, gia tăng quy mô cho doanh nghiệp
Sáp nhập theo chức năng của công ty
Mỗi công ty đều có những chức năng và hoạt động kinh doanh độc lập, những hình thức sáp nhập giữa các doanh nghiệp sẽ quyết định dựa trên mối quan hệ chức năng giữa họ như sau:
- Cùng lĩnh vực: Khi các công ty cùng trong ngành nghề kinh doanh có thể sáp nhập để tăng khả năng bán hàng, mở rộng thị trường cũng như giảm chi phí cạnh tranh.
- Khác lĩnh vực: Các công ty sáp nhập khi không cùng nằm trong một lĩnh vực hoạt động là điều hoàn toàn bình thường, điều này giúp tạo ra mô hình kinh doanh đa ngành, tăng cao lợi nhuận.
Doanh nghiệp nhận sáp nhập có bắt buộc tiếp nhận lao động cũ không?
Câu trả lời là CÓ. Doanh nghiệp khi sáp nhập có trách nhiệm tiếp nhận quyền và nghĩa vụ bao gồm cả số người lao động hiện có của doanh nghiệp bị sáp nhập, ngoại trừ hai bên doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
Để hiểu rõ hơn, ta có thể thấy căn cứ Điều 43 Bộ luật Lao động 2019 như sau: “Nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã”.
Nghĩa là, quyền và nghĩa vụ của người lao động vẫn được đảm bảo và tiếp tục làm việc cho doanh nghiệp nhận sáp nhập. Đảm bảo trong trường hợp khi hợp đồng lao động vẫn còn thời hạn, có thể không ký lại trừ khi có thỏa thuận khác.
Ngoài ra, nếu doanh nghiệp sáp nhập không tiếp nhận toàn bộ nhân viên của doanh nghiệp cũ, thì thoả hiệp lại với người lao động và sẽ được giải quyết theo quy định pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động.

Những rủi ro tiềm ẩn khi sáp nhập công ty
- Khác biệt văn hóa: Trong trường hợp sáp nhập quốc tế giữa hai hoặc nhiều công ty đa quốc gia sẽ khiến xung đột văn hoá doanh nghiệp, dẫn tới mâu thuẫn nội bộ và ảnh hưởng hiệu quả vận hành.
- Mất khách hàng do thay đổi đột ngột: Việc sáp nhập đôi lúc thay đổi cả thương hiệu và dịch vụ, khiến một lượng lớn khách hàng đã quen với chất lượng dịch cũ, rời bỏ do không quen phong cách mới và mất niềm tin.
- Không tuân thủ pháp luật: Quy trình tập trung kinh tế là một hình thức hợp pháp đòi hỏi các thủ tục phức tạp, nếu doanh nghiệp không nắm rõ và tuân thủ đúng quy định pháp luật, tiềm ẩn nguy cơ đối mặt với các rắc rối pháp lý khác nhau như xử phạt hành chính, không thể sáp nhập…
- Nhận rủi ro từ bên bị sáp nhập: Việc sáp nhập chính là nhận toàn bộ cả quyền và nghĩa vụ của bên bị sáp nhập. Điều này không thể tránh các khoản nợ hoặc các vấn đề pháp lý khác chưa xử lý. Vì vậy, cần kiểm tra kỹ lưỡng trước khi hoàn tất việc sáp nhập.
- Lãng phí tài chính và nhận sự: Hai công ty sáp nhập tạo ra một mô hình kinh doanh lớn, có thể bao gồm cả nguồn nhân lực của doanh nghiệp bị sáp nhập. Từ đó dẫn tới số lượng lớn nhân sự chức năng trùng lặp, gây dư thừa lao động và lãng phí.
- Định hướng phát triển và chiến lược: Trên thực tế, mỗi doanh nghiệp đều có tầm nhìn chiến lược riêng, nên khi sáp nhập, doanh nghiệp có thể sẽ thấy khó khăn khi không thể thống nhất về kế hoạch phát triển.
Lưu ý gì khi làm thủ tục sáp nhập công ty
Sáp nhập là một hình thức tập trung kinh tế khó, với những yêu cầu cao như hồ sơ pháp lý, chiến lược sau sáp nhập hiệu quả, nguồn tài chính đảm bảo… Vì thế, các doanh nghiệp cần lưu ý các điều sau khi sáp nhập công ty:
- Đối với các công ty nhận sáp nhập chiếm vị trí từ 30% đến 50% trên thị trường thì đại diện theo pháp luật cần gửi thông báo tới cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi thực hiện thủ tục sáp nhập (Ngoại trừ trường hợp được quy định riêng trong văn bản pháp luật).
- Cấm các trường hợp công ty sáp nhập, hợp nhất nếu gây ảnh hưởng tới thị trường cạnh tranh.
Và có một số trường hợp bị hạn chế sáp nhập Luật Cạnh tranh 2018 như sau:
- Tỷ lệ thị phần sau sáp nhập không nắm giữ phần lớn trên cùng một thị trường
- Mức độ thay đổi cấu trúc thị trường trước và sau sáp nhập
- Mối liên kết của các doanh nghiệp trong chuỗi sản xuất – phân phối – tiêu thụ, nếu kết hợp sẽ tạo ra nguồn cung, đầu vào tốt
- Lợi thế vượt trội sau sáp nhập giúp tăng vị thế cạnh tranh trên nền thị trường trong và ngoài nước
- Khả năng điều chỉnh giá bán và tăng nguồn lợi nhuận của doanh nghiệp sau sáp nhập, gây bất lợi cho người dùng
- Sáp nhập tạo ra những trở ngại lớn cho doanh nghiệp nhỏ không thể phát triển
- Tính chất đặc thù lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ảnh hưởng lớn hơn đến nền kinh tế hoặc xã hội
Tóm lại, theo Luật Cạnh tranh 2018 đã quy định rằng sáp nhập công ty sẽ bị cấm nếu gây ra tác động hạn chế cạnh tranh đáng kể trên thị trường Việt Nam. Ngoài ra, doanh nghiệp cần lưu ý các yếu tố để tránh các “rủi ro ngầm” khi sáp nhập, hợp nhất. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng quên theo dõi những bài tiếp theo, nơi chúng tôi chia sẻ những vấn đề pháp lý trong doanh nghiệp. Chúc một ngày mới tốt lành!