Mẹo xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất tiết kiệm thời gian
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp do thay đổi trụ sở hoặc không giữ gìn cẩn thận, dẫn tới giấy phép kinh doanh bị mất/thất lạc. Mất giấy phép kinh doanh có bị xử phạt hành chính không? Đây là nỗi lo của rất nhiều doanh nhân và không biết phải xử lý làm sao. Đừng lo, Luật An Việt sẽ là người hướng dẫn cách xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất đầy đủ, nhanh chóng và tiết kiệm thời gian.

Mất giấy phép kinh doanh có bị phạt không?
Nếu doanh nghiệp không may bị mất hoặc bị thất lạc giấy phép kinh doanh thì sẽ KHÔNG BỊ PHẠT, nếu bạn kịp thời thông báo và làm thủ tục xin cấp lại với cơ quan chức năng. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ thông báo theo quy định của pháp luật, có thể bị xử phạt hoặc các hậu quả pháp lý khác tùy từng trường hợp.
5 Ảnh hưởng tiêu cực khi mất giấy phép kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được xem là “chứng minh thư” để xác định danh tính của một doanh nghiệp. Đây là tài liệu pháp lý không thể thiếu, giúp xác nhận sự tồn tại hợp pháp của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên mất giấy phép kinh doanh có thể khiến doanh nghiệp vướng vào các rắc rối như sau:
- Bị thanh tra kiểm tra
Khi cơ quan thanh tra đột xuất kiểm tra và phát hiện việc doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mà không có giấy phép hợp pháp, sẽ bị xử phạt hành chính tuỳ vào mức độ vi phạm và nghiêm trọng hơn là đình chỉ tạm ngừng kinh doanh trong một thời gian.
- Khó khăn khi giao dịch đối tác, ngân hàng
Là một tài liệu quan trọng và cũng không thể thiếu trong các giao dịch kinh doanh cần sự chứng minh hợp pháp của doanh nghiệp như ký hợp đồng, xuất hoá đơn hay mở tài khoản, vay vốn ngân hàng…
- Vi phạm nghĩa vụ thuế
Việc mất giấy phép kinh doanh dẫn tới việc khai báo thuế chậm trễ, điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp của bạn đang vi phạm nghĩa vụ thuế. Nếu không kịp thời xin cấp lại giấy phép kinh doanh thì có thể bị xử phạt hành chính.
- Không thể thực hiện thủ tục hành chính khác
Cũng giống như việc giao dịch kinh doanh, các thủ tục hành chính khác như thay đổi thông tin doanh nghiệp, xin giấy phép con,... cũng không thể trở nên khó khăn. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và quá trình hoạt động về lâu dài của doanh nghiệp.

Mẹo xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất nhanh chóng
Theo quy định của pháp luật, có 2 cách để doanh nghiệp kịp thời xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất như sau:
Cách 1:
Làm việc trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền - Sở Kế hoạch & Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Tại đây họ sẽ hướng dẫn thủ tục và quy trình giúp các doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh sau khi báo mất.
Lưu ý, doanh nghiệp cần xin giấy xác nhận bị mất hoặc bị thất lạc tại Công an phường/xã phòng trường hợp Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch & Đầu tư yêu cầu kiểm chứng.
Cách 2:
Ngoài cách làm như trên, doanh nghiệp có thể làm thủ tục bổ sung hoặc thay đổi thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp về số điện thoại, địa chỉ trụ sở, căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật, vốn điều lệ…
Lời khuyên:
Tuy nhiên cách làm số 2 dễ dàng và thực hiện nhanh chóng hơn cách làm 1. Bởi việc xin giấy xác nhận từ Công an phường không hề dễ, vì quá trình chứng minh yêu cầu nhiều bước kiểm tra nên có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Hồ sơ, thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất
Hồ sơ cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất
Đối với các loại hình doanh nghiệp
Căn cứ Điều 68 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất cho doanh nghiệp như sau:
- Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Phụ lục II-18, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
- Giấy uỷ quyền (Nếu có)
Đối với hộ kinh doanh gia đình/cá thể
Căn cứ tại Điều 94 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, quy định hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất cho hộ kinh doanh cá thể bao gồm:
- Giấy đề nghị cấp lại giấy phép đăng ký kinh doanh (theo mẫu tại Phụ lục III-6, Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT)
- Đơn giải trình lý do làm mất giấy phép kinh doanh (Nếu được yêu cầu)
- Giấy uỷ quyền (Nếu có)
Thủ tục xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất
Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ như trên, doanh nghiệp mang nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh/Thành phố nơi doanh nghiệp đang đặt trụ sở chính.
Khi tiếp nhận đầy đủ hồ sơ, cơ quan chức năng sẽ tiến hành xem xét cũng như kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và sẽ phản hồi lại doanh nghiệp trong vòng 03 ngày làm việc.
- Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ cấp lại Giấy chứng nhận mới cho doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể.
- Nếu hồ sơ không hợp lệ do thiếu và sai sót, Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo và yêu cầu sửa hoặc bổ sung nếu cần. Sau đó doanh nghiệp sửa các lỗi và thực hiện bước nộp lại cho cơ quan có thẩm quyền.
Chi phí xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất
Theo biểu phí, lệ phí đăng ký doanh nghiệp của Thông tư số 47/2019/TT-BTC, chi phí cho xin cấp lại giấy phép kinh doanh bị mất là: 50.000 VNĐ/lần.

Bí quyết bảo quản giấy phép kinh doanh không lo bị mất
Như đã thấy, việc làm mất giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh dẫn tới những hậu quả pháp lý nghiêm trọng. Để đảm bảo giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp luôn được an toàn và không lo bị mất, thì dưới đây là bí quyết giúp doanh nghiệp bảo quản giấy phép hiệu quả nhất:
- Lưu trữ ở nơi an toàn: Việc cất giữ giấy phép kinh doanh ở nơi an toàn, có độ bảo mật tốt như trong tủ tài liệu có khóa, sẽ giúp đảm bảo giấy phép không lo bị ai lấy mất hoặc thất lạc lẫn trong đống tài liệu nào khác.
- Người có quyền hạn nắm giữ: Thông thường, ở một số doanh nghiệp, trong điều lệ công ty có quy định việc lưu trữ và có trách nhiệm với giấy tờ quan trọng của công ty bao gồm cả giấy phép kinh doanh là kế toán trưởng.
- Hạn chế quyền sử dụng: Doanh nghiệp chỉ nên giới hạn những người có thẩm quyền mới có thể sử dụng giấy phép kinh doanh, thay vì bất kỳ ai cũng có thể dùng.
- Thường xuyên kiểm tra: Đối với một số tài liệu quan trọng trong doanh nghiệp, việc kiểm tra định kỳ giúp đảm bảo các tài liệu vẫn còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng do mối mọt hay thất lạc.
- Bảo vệ khi mang đi nơi khác: Trong quá trình hoạt động, một số doanh nghiệp có thể thay đổi trụ sở chính, việc này kèm theo mang tất cả tài sản, tài liệu tới địa điểm mới. Để tránh bị thất lạc, doanh nghiệp chú ý giữ gìn và bảo vệ giấy phép kinh doanh như cho vào bao bì cứng rồi ghi chú để dễ tìm thấy.
Nhìn chung, việc mấy giấy phép kinh doanh không bị xử phạt nhưng có thể dẫn tới ảnh hưởng gây khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp. Do đó, Luật An Việt đã hướng dẫn bạn đọc đầy đủ quy trình, thủ tục để xin cấp lại giấy phép kinh doanh kịp thời và tránh được những tiềm ẩn rắc rối pháp lý không đáng có. Lưu ý luôn đảm bảo giấy phép kinh doanh được an toàn, kiểm tra định kỳ làm tăng khả năng không bị mất/thất lạc. Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng bạn đọc đã tìm được những thông tin hữu ích. Nếu bạn cần sự hỗ trợ thêm trong việc cấp lại giấy phép hoặc bất kỳ vấn đề pháp lý nào, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết, và chúc bạn luôn thành công trong công việc!