Chuyển đổi loại hình Doanh nghiệp
Nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp nhiều công ty chọn hình thức kinh doanh khác phù hợp hơn tạo điều kiện thuận lợi thúc đẩy phát triển và tăng lợi nhuận.
Các hình thức chuyển đổi loại hình doanh nghiệp:
- Chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH một thành viên
- Chuyển đổi từ doanh nghiệp tư nhân thành công ty TNHH hai thành viên
- Chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty TNHH hai thành viên
- Chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên thành công ty cổ phần
- Chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên thành công ty TNHH một thành viên
- Chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên thành công ty cổ phần
- Chuyển đổi từ Công ty cổ phần thành công ty TNHH hai thành viên
- Chuyển đổi từ Công ty cổ phần thành công ty TNHH một thành viên;
Các loại hình doanh nghiệp có thể chuyển đổi như trên. Khi tiến hành chuyển đổi doanh nghiệp phải tiến hành làm thủ tục chuyển đổi và làm thủ tục lập mới với loại hình công ty định chuyển đổi. Sau Khi chuyển đổi Công ty chuyển đổi kế thừa toàn bộ các nghĩa vụ tài chính, thuế, các nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
Ngoài tên gọi công ty, doanh nghiệp có thể thay đổi các chỉ tiêu khác trong giấy phép kinh doanh khi tiến hành chuyển đổi. Việc chuyển đổi dẫn tới việc hủy con dấu cũ và làm dấu mới.
Các chỉ tiêu có thể thay đổi khi tiến hành chuyển đổi.
1.Thay đổi địa chỉ trụ sở chính: Doanh nghiệp có thể thay đổi địa chỉ trụ sở chính, Trụ sở của doanh nghiệp phải có địa chỉ cụ thể, doanh nghiệp có thể đi mượn, đi thuê. Nhiều doanh nghiệp có thể có cùng một địa chỉ. Doanh nghiệp kê khai rõ địa chỉ trụ sở chính.
2.Thay đổi ngành nghề kinh doanh: Doanh nghiệp có thể bổ sung, rút ngành nghề kinh doanh, Doanh nghiệp có thể tiến hành bổ sung các ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân bình thường những ngành nghề kinh doanh đòi hỏi có điều kiện về vốn pháp định, chứng chỉ cần lưu ý như sau;
Ngành nghề kinh doanh đòi hỏi chứng chỉ : Là các ngành nghề khi tiến hành đăng ký kinh doanh phải có chứng chỉ của người đứng đầu doanh nghiệp hoặc các thành viên
Ngành nghề kinh doanh đòi hỏi vốn pháp định: Là các ngành nghề khi tiến hành đăng ký kinh doanh đòi hỏi phải có vốn pháp định, vốn pháp định phải được ngân hàng xác nhận, Doanh nghiệp kê khai ngành nghề cần bổ sung cho công ty chúng tôi.
3. Thay đổi người đại diện theo pháp luật: Doanh nghiệp có thể thay đổi người đại diện theo pháp luật (Giám đốc, chủ tịch Hội đồng Thành viên, chủ tịch Hội đồng Quản trị) thành viên thay thế quản lý điều hành doanh nghiệp ( Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng Thành viên) không được là cán bộ, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên nghành quân đội, công an, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, đang chấp hành hình phạt tù.
Doanh nghiêp kê khai cụ thể các thông tin về cá nhân thay thế.
4.Thay đổi vốn điều lệ: Doanh nghiệp có thể tăng giảm vốn điều lệ. Khi tăng hay giảm vốn điều lệ doanh nghiệp phải ghi rõ số vốn tăng thêm.Cơ cấu lại phần vốn góp của các thành viên trong công ty sau khi tăng, giảm.
5.Thay đổi các thành viên trong công ty: Doanh nghiệp có thể rút, bổ sung, thay thế các thành viên trong công ty. Doanh nghiệp chuẩn bi các thông tin về thành viên muốn rút, thay đổi, hay bổ sung.
6.Thay đổi tên gọi công ty : Tên của doanh nghiệp định thay thế không được trùng và gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác trong cùng một tỉnh thành phố.
7. Các thay đổi khác : Ngoài những thay đổi trên, doanh nghiệp có thể có những thay đổi khác trong giấy phép đăng ký kinh doanh. Việc lấy thông tin sẽ được cụ thể với từng thay đổi khác đó.
Công việc doanh nghiệp phải chuẩn bị khi tiến hành thay đổi:
Bản Sao hoặc phô tô giấy phép đăng ký kinh doanh, các thông tin về vấn đề cần thay đổi đã được liệt kê tại phần Các chỉ tiêu thay đổi.
CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần là hình thức tái cơ cấu lại công ty thông qua hoạt động chuyển đổi loại hình hoạt động công ty từ Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần. Về hình thức chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần được thực hiện theo hình thức Hội đồng thành viên của công ty quyết định chuyển đổi công ty từ TNHH hai thành viên thành cổ phần và thông qua cách thức chuyển đổi phần vốn góp thành phần cổ phần, cơ cấu lại các bộ phận trong công ty….
Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn có ít hơn ba thành viên, việc huy động thêm thành viên mới có thể thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi công ty. Thành viên mới có thể là người nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của thành viên hiện có hoặc là người góp thêm vốn vào công ty.
Chuyển đổi công ty TNHH hai thành viên thành Cổ phần
I. Căn cứ pháp lý của thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần.
* Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020;
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.
2. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
* Điều 26 Nghị định số 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 04/01/2021 hướng dẫn về các thủ tục.
II. Tư vấn về chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần;
- Tư vấn về việc họp Hội đồng thành viên thông qua việc chuyển đổi công ty, Hợp đồng chuyển nhượng (nếu có),việc chuyển đổi từ phần vốn góp thành phần cổ phần …;
- Tư vấn về việc sắp xếp, cơ cấu lại nhân sự trong công ty khi tiến hành việc chuyển đổi;
- Tư vấn về việc thành lập công ty cổ phần như: tên công ty, trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ sở hữu vốn giữa các cổ đông, mệnh giá cổ phần …;
- Tư vấn về cơ cấu, tổ chức hoạt động của Công ty cổ phần;
- Tư vấn về pháp lý sau khi tiến hành việc chuyển đổi: thông báo cho khách hàng, ngân hàng, thuế, môt bên thứ ba có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi;
- Tư vấn các vấn đề về thuế liên quan đến hoạt động chuyển đổi công ty như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp …
3. Tiến hành các thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần theo đại diện uỷ quyền:
a.Tiến hành soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi công ty, bộ hồ sơ gồm:
- Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên về thay đổi đăng ký (nếu có) và chuyển đổi Công ty;
- Quyết định của Hội đồng thành viên về thay đổi đăng ký (nếu có) và chuyển đổi Công ty;
- Hợp đồng chuyển nhượng trong trường hợp có sự chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên hoặc các thành viên với một cá nhân hoặc một tổ chức nhận chuyển nhượng;
- Giấy đề nghị chuyển đổi + thay đổi đăng ký (trong trường hợp có thay đổi nội dung đăng ký)
- Điều lệ Công ty cổ phần;
- Danh sách cổ đông sáng lập;
- Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông;
- Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau của thành viên mới:
- Ban sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại nêu trên đối với người đại diện theo ủy quyền và Quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp cổ đông sáng lập là pháp nhân;
- Các giấy tờ liên quan khác.
b. Tiến hành các thủ tục chuyển đổi công ty tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN THÀNH CÔNG TY CỔ PHẦN
Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty cổ phần là hình thức tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua hoạt động chuyển đổi loại hình hoạt động công ty từ Công ty TNHH một thành viên thành Công ty cổ phần. Về hình thức chuyển đổi, Công ty TNHH một thành viên có thể kết nạp thêm thành viên mới hoặc chuyển nhượng phần vốn góp và phải đảm bảo có tối thiểu là 03 cổ đông trở lên.
Dịch vụ chuyển đổi công ty TNHH một thành viên thành Công ty cổ phần
I. Căn cứ pháp lý của thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty cổ phần.
* Điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020;
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn có thể chuyển đổi thành công ty cổ phần theo phương thức sau đây:
a) Chuyển đổi thành công ty cổ phần mà không huy động thêm tổ chức, cá nhân khác cùng góp vốn, không bán phần vốn góp cho tổ chức, cá nhân khác;
b) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách huy động thêm tổ chức, cá nhân khác góp vốn;
c) Chuyển đổi thành công ty cổ phần bằng cách bán toàn bộ hoặc một phần phần vốn góp cho một hoặc một số tổ chức, cá nhân khác;
d) Kết hợp phương thức quy định tại các điểm a, b và c khoản này và các phương thức khác.
2. Công ty phải đăng ký chuyển đổi công ty với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn thành việc chuyển đổi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ chuyển đổi, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và cập nhật tình trạng pháp lý của công ty trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
3. Công ty chuyển đổi đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ, gồm cả nợ thuế, hợp đồng lao động và nghĩa vụ khác của công ty được chuyển đổi.
* Điều 26 Nghị định số 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 04/01/2021 hướng dẫn về các thủ tục.
II. Tư vấn về chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty cổ phần:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động chuyển đổi từ TNHH một thành viên thành cổ phần;
- Tư vấn về việc sắp xếp, cơ cấu lại nhân sự trong công ty khi tiến hành việc chuyển đổi;
- Tư vấn về việc thành lập công ty cổ phần như: tên công ty, trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề tỷ lệ sở hữu vốn của từng cổ đông, mệnh giá cổ phần …;
- Tư vấn về cơ cấu, tổ chức hoạt động của công ty cổ phần;
- Tư vấn về pháp lý sau khi tiến hành việc chuyển đổi: thông báo cho khách hàng, ngân hàng, thuế, môt bên thứ ba có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi;
- Tư vấn các vấn đề về thuế liên quan đến hoạt động chuyển đổi công ty như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp …
3. Tiến hành các thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty cổ phần theo đại diện uỷ quyền:
a.Tiến hành soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi công ty, bộ hồ sơ gồm:
- Quyết định của chủ sở hữu công ty về thay đổi đăng ký (nếu có) và chuyển đổi Công ty;
- Hợp đồng chuyển nhượng trong trường hợp có sự chuyển nhượng vốn giữa Chủ sở hữu vốn với các cá nhân hoặc tổ chức nhận chuyển nhượng;
- Giấy đề nghị chuyển đổi + thay đổi đăng ký (trong trường hợp có thay đổi nội dung đăng ký
- Điều lệ công ty cổ phần mới;
- Danh sách các cổ đông công ty;
- Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau của thành viên mới:
- Ban sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại nêu trên đối với người đại diện theo ủy quyền và Quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp cổ đông là pháp nhân;
- Các giấy tờ liên quan khác.
b. Tiến hành các thủ tục chuyển đổi công ty tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN THÀNH CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN
Chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên là hình thức tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua hoạt động chuyển đổi loại hình hoạt động công ty từ Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên. Về hình thức chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên có thể thực hiện theo các cách sau:
- Một thành viên nhận chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của tất cả các thành viên còn lại; hoặc
- Một thành viên là pháp nhân nhận góp vốn đầu tư bằng toàn bộ phần vốn góp của tất cả các thành viên còn lại; hoặc
- Một người không phải là thành viên nhận chuyển nhượng phần vốn góp bằng toàn bộ số vốn góp của tất cả thành viên của công ty.
Chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên.
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020;
- Điều 21 Nghị định số 139/2007/NĐ – CP ngày 05/09/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
- Điều 26 Nghị định số 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 04/01/2021 hướng dẫn về các thủ tục.
2. Tư vấn về chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động chuyển đổi từ Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên;
- Tư vấn về việc họp Hội đồng thành viên thông qua việc chuyển đổi, Hợp đồng chuyển nhượng (nếu có);
- Tư vấn về việc sắp xếp, cơ cấu lại nhân sự trong công ty khi tiến hành việc chuyển đổi;
- Tư vấn về việc thành lập Công ty TNHH một thành viên như: tên công ty, trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh, người đại diện theo pháp luật …;
- Tư vấn về cơ cấu, tổ chức hoạt động của Công ty TNHH một thành viên (tùy theo mô hình một thanh viên là cá nhân hay tổ chức mà cơ cấu sẽ khác nhau);
- Tư vấn về pháp lý sau khi tiến hành việc chuyển đổi: thông báo cho khách hàng, ngân hàng, thuế, môt bên thứ ba có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi;
- Tư vấn các vấn đề về thuế liên quan đến hoạt động chuyển đổi công ty như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp …
3. Tiến hành các thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên theo đại diện uỷ quyền:
a.Tiến hành soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi công ty, bộ hồ sơ gồm:
- Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên về thay đổi đăng ký (nếu có) và chuyển đổi Công ty;
- Quyết định của Hội đồng thành viên về thay đổi đăng ký (nếu có) và chuyển đổi Công ty;
- Hợp đồng chuyển nhượng trong trường hợp có sự chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên hoặc các thành viên với một cá nhân hoặc một tổ chức nhận chuyển nhượng.
- Giấy đề nghị chuyển đổi + thay đổi đăng ký (trong trường hợp có thay đổi nội dung đăng ký)
- Điều lệ Công ty TNHH một thành viên;
- Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau của thành viên mới:
- Ban sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại nêu trên đối với người đại diện theo ủy quyền và Quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên là pháp nhân;
- Các giấy tờ liên quan khác.
b. Tiến hành các thủ tục chuyển đổi công ty tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
CHUYỂN ĐỔI CÔNG TY TNHH 1 THÀNH VIÊN THÀNH CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TRỞ LÊN
Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên là hình thức tái cơ cấu lại doanh nghiệp thông qua hoạt động chuyển đổi loại hình hoạt động công ty từ Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên. Chủ sở hữu công ty chỉ được chuyển đổi công ty khi đã góp đủ số vốn vào công ty như đã cam kết. Về hình thức chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên có thể thực hiện theo các cách sau:
- Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, cho, tặng một phần sở hữu của mình tại công ty cho một hoặc một số người khác; hoặc
- Công ty huy động thêm vốn góp từ một hoặc một số người khác.
Chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên.
- Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020;
- Điều 21 Nghị định số 139/2007/NĐ – CP ngày 05/09/2007 hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp;
- Điều 26 Nghị định số 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 04/01/2021 hướng dẫn về các thủ tục.
2. Tư vấn về chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty TNHH một thành viên:
- Tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động chuyển đổi từ Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH một thành viên;
- Tư vấn về nội dung Quyết định của Chủ sở hữu công ty thông qua việc chuyển đổi, Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho một phần vốn (nếu có);
- Tư vấn về việc sắp xếp, cơ cấu lại nhân sự trong công ty khi tiến hành việc chuyển đổi;
- Tư vấn về việc thành lập Công ty TNHH hai thành viên như: tên công ty, trụ sở, vốn điều lệ, ngành nghề , người đại diện theo pháp luật, tỷ lệ sở hữu vốn giữa các thành viên …;
- Tư vấn về cơ cấu, tổ chức hoạt động của Công ty TNHH hai thành viên;
- Tư vấn về pháp lý sau khi tiến hành việc chuyển đổi: thông báo cho khách hàng, ngân hàng, thuế, môt bên thứ ba có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của công ty được chuyển đổi;
- Tư vấn các vấn đề về thuế liên quan đến hoạt động chuyển đổi công ty như: thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng, thu nhập doanh nghiệp …
3. Tiến hành các thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH một thành viên thành Công ty TNHH hai thành viên theo đại diện uỷ quyền:
a. Tiến hành soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi công ty, bộ hồ sơ gồm:
- Quyết định của Chủ sở hữu công ty về thay đổi đăng ký (nếu có) và chuyển đổi Công ty;
- Hợp đồng chuyển nhượng hoặc giấy tờ xác nhận việc tặng cho một phần quyền sở hữu của công ty đối với trường hợp Chủ sở hữu công ty chuyển nhượng, tặng cho một phần sở hữu của mình tại công cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức;
- Giấy đề nghị chuyển đổi + thay đổi đăng ký (trong trường hợp có thay đổi nội dung đăng ký);
- Điều lệ Công ty TNHH hai thành viên;
- Danh sách thành viên sáng lập;
- Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau của thành viên mới:
- Ban sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại nêu trên đối với người đại diện theo ủy quyền và Quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp thành viên là pháp nhân;
- Các giấy tờ liên quan khác.
b.Tiến hành các thủ tục chuyển đổi công ty tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Thời gian và lệ phí Nhà nước :
Thời gian : 1 - 7 ngày làm việc
Lệ phí: 890.000đ
Để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.
CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ AN VIỆT
Điện thoại hỗ trợ : 0967802636/ 033 2389686
Số 106, Ngõ 231 Phố Chùa bộc, Quận Đống Đa, Hà Nội