Skip to content

Hình Thức Đầu tư nước ngoài


 1. Tư vấn đầu tư
 
Trong lĩnh vực tư vấn đầu tư nước ngoài, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật liên quan đến hoạt động kinh doanh và đầu tư của khách hàng. Những dịch vụ này bao gồm giúp khách hàng thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định để đạt được các giấy phép, phê chuẩn cần thiết thành lập công ty, dự án đầu tư, chi nhánh công ty, văn phòng đại diện tại các địa phương khác nhau trong lãnh thổ Việt nam và ở nước ngoài; tư vấn, hỗ trợ khách hàng soạn thảo hồ sơ, thay mặt khách hàng nộp hồ sơ dự án và theo dõi việc thẩm định hồ sơ dự án tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; tư vấn, soạn thảo, xem xét, và giúp khách hàng kiểm tra tính hợp pháp và tính trung thực của các giấy tờ pháp lý, các hợp đồng và tài liệu liên quan đến dự án hoặc của đối tác kinh doanh của khách hàng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng trong dự án hay liên quan đến các giao dịch kinh doanh đó.    
- Đầu tư nước ngoài vào Việt nam:Đầu tư nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư.Cá nhân, tổ chức, pháp nhân nước ngoài bỏ vốn đầu tư vào việt nam nhằm hoạt động sản xuất kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận được gọi là nhà đầu tư(Đầu tư trực tiếp) nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn vào Việt nam dưới hình thức mua cổ phần, cổ phiếu được gọi là đầu tư gián tiếp.Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt nam phải tuân thủ pháp luật Việt nam các điều ước, cam kết quốc tế mà Việt nam tham gia.
- Đầu tư trong nước: Đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt Nam.
- Đầu tư ra nước ngoài :là việc nhà đầu tư đưa vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác từ Việt Nam ra nước ngoài để tiến hành hoạt động đầu tư.
 
2. Lập dự án đầu tư cho nhà đầu tư nước ngoài: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư trực tiếp vào Việt nam phải tiến hành các thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong đó có việc lập dự án đầu tư.Tùy từng lĩnh vực đầu tư mà việc lập dự án đầu tư có những đặc thù riêng.
 

3. Các lĩnh vực khác liên quan đến đầu tư: Tư vấn và giúp nhà đầu tư soạn thảo và chuẩn bị các tài liệu và hoàn tất các thủ tục hành chính:  

Tìm kiếm đất dành cho các dự án, văn phòng cho thuê.- thuê hoặc mua nhà xưởng, văn phòng, kho bãi đã xây dựng trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế để phục vụ sản xuất, kinh doanh - Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ, bao gồm hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, xử lý chất thải và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khác trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế -  Tư vấn chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, thuê đất, thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế để xây dựng nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác phục vụ sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
- Xây dựng nhà xưởng, văn phòng, kho bãi trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế để bán hoặc cho thuê;
- Định giá cho thuê đất, giá cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; định mức phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật và các công trình dịch vụ khác trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế; định giá cho thuê, giá bán nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và định mức phí dịch vụ;
- Chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất và cho thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế cho nhà đầu tư khác theo quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản.
- Chính sách về thuế, tài chính, tỉ lệ nội địa hóa, xuất nhập khẩu.
- Tư vấn các vấn đề khác như : Lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ, bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, thương hiệu, chuyển lợi nhuận về bản quốc.
 
4.  Hình thức đầu tư trực tiếp: Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
- Thành lập tổ chức kinh tế 100% vốn của nhà đầu tư
- Nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức 100% vốn để thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam được hợp tác với nhau và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài mới.
- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài:
-  Nhà đầu tư nước ngoài được liên doanh với nhà đầu tư trong nước để đầu tư thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần, công ty hợp danh theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
-  Doanh nghiệp thành lập theo quy định trên được liên doanh với nhà đầu tư trong nước và với nhà đầu tư nước ngoài để đầu tư thành lập tổ chức kinh tế mới theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan.
- Doanh nghiệp thực hiện đầu tư theo hình thức liên doanh có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
- Trường hợp đầu tư theo hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa một hoặc nhiều nhà đầu tư nước ngoài với một hoặc nhiều nhà đầu tư trong nước (sau đây gọi tắt là các bên hợp doanh) thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh phải có quy định về quyền lợi, trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên hợp doanh.
- Hợp đồng hợp tác kinh doanh được ký giữa các nhà đầu tư trong nước với nhau để tiến hành đầu tư, kinh doanh thực hiện theo quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế và pháp luật có liên quan.
- Trong quá trình đầu tư, kinh doanh, các bên hợp doanh có quyền thoả thuận thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên hợp doanh thỏa thuận. Ban điều phối không phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh.
- Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại Giấy chứng nhận đầu tư và hợp đồng hợp tác kinh doanh.
 
5. Hình thức đầu tư gián tiếp: Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
 
6. Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp
- Nhà đầu tư có quyền góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp để tham gia quản lý hoạt động đầu tư theo quy định của Luật Doanh nghiệp và pháp luật có liên quan. Doanh nghiệp nhận sáp nhập, mua lại kế thừa các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bị sáp nhập, mua lại, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.
- Nhà đầu tư khi góp vốn, mua cổ phần, sáp nhập, mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam phải: thực hiện các quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên về tỷ lệ góp vốn, hình thức đầu tư và lộ trình mở cửa thị trường; tuân thủ các quy định về điều kiện tập trung kinh tế của pháp luật về cạnh tranh và pháp luật về doanh nghiệp; đáp ứng điều kiện đầu tư trong trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện.

Dịch vụ của chúng tôi

Tư vấn cho nhà đầu tư những gì cần làm khi tiến hành lập dự án đầu tư như:

Tính khả thi của dự án đầu tư;

Lập luận chứng kinh tế kỹ thuật.

Lựa chọn hình thức đầu tư, quy mô đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư, quyết định hoạt động đầu tư, kinh doanh của mình.

Tiếp cận các văn bản quy phạm pháp luật và chính sách liên quan đến đầu tư, các dữ liệu của nền kinh tế quốc dân và của từng khu vực kinh tế, các thông tin kinh tế - xã hội khác liên quan đến hoạt động đầu tư.

Hợp đồng hợp tác đầu tư.

Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư được áp dụng.

Các rủi ro cho dự án có thể phát sinh từ hệ thống pháp luật Việt Nam và từ các biến động kinh tế - xã hội và thị trường.

- Tư vấn những công việc cụ thể khi thành lập doanh nghiệp cho khách hàng.

- Soạn thảo bộ hồ sơ đăng ký kinh doanh.

- Thay mặt doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục thành lập doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Bàn giao cho doanh nghiệp các giấy tờ liên quan đến việc thành lập sau thời gian đã thoả thuận.

- Tư vấn soạn thảo hồ sơ nội bộ doanh nghiệp sau thành lập.

- Tư vấn thủ tục thuế, kế toán, và các vấn đề liên quan đến pháp luật miễn phí cho doanh nghiệp sau 5 năm thành lập.

 Thời gian và các mức phí trọn gói thành lập doanh nghiệp:

- Thời gian : Từ 15 ngày làm việc

- Phí : Liên hệ trực tiếp

- Khách hàng muốn sử dụng các gói dịch vụ với thời gian khác nhau vui lòng liên hệ trực tiếp với công ty chúng tôi.

DỊCH VỤ HỖ TRỢ

1. Xin cấp, gia hạn VISA vào Việt Nam.

2. Thủ Tục hợp pháp hóa lãnh sự.

3. Xin cấp giấy phép với lao động nước ngoài tại Việt Nam.

4. Công chứng bản dịch các tài liệu đầu tư.

5. Thủ tục xin cấp xác nhận thường trú tại Việt Nam.

6. Các dịch vụ hỗ trợ khác.

CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ AN VIỆT 
TRỤ SỞ CHÍNH: SỐ 107 NGÕ 231 CHÙA BỘC - ĐỐNG ĐA - HÀ NỘI
.

Điện Thọai : 04.35642051 / 35641385 

Làm việc 7h30-11h30 ; 13h30 -17h30.
Công ty làm việc các ngày trong tuần trừ chủ nhật, ngày Lễ, Tết

5/5 (3 bầu chọn)