Skip to content
-

Chuyển đổi Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sang Công ty Cổ phần

Chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần là hình thức tái cơ cấu lại công ty thông qua hoạt động chuyển đổi loại hình hoạt động công ty theo quyết định của hội đồng thành viên hoặc một số cách thức khác.

1312127149_77-chinhanhcongty.jpg (19 KB)

Các hình thức chuyển đổi Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sang Công ty Cổ phần

Chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần là hình thức tái cơ cấu lại công ty thông qua hoạt động chuyển đổi loại hình hoạt động công ty từ Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần.

Căn cứ theo điều điều 202 Luật Doanh nghiệp 2020, việc chuyển đổi này được thực hiện theo các cách thức sau: 

  • Hội đồng thành viên của công ty quyết định chuyển đổi công ty từ TNHH hai thành viên thành cổ phần 
  • Thông qua cách thức chuyển đổi phần vốn góp thành phần cổ phần, cơ cấu lại các bộ phận trong công ty….

Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn có ít hơn ba thành viên, việc huy động thêm thành viên mới có thể thực hiện đồng thời với việc chuyển đổi công ty. Thành viên mới có thể là người nhận chuyển nhượng một phần vốn góp của thành viên hiện có hoặc là người góp thêm vốn vào công ty.

5 Lợi ích “ẩn” nếu chuyển đổi công ty TNHH 2 thành viên sang cổ phần

Chuyển đổi Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sang Công ty Cổ phần có phải đơn thuần là một cách thức thay đổi loại hình kinh doanh không? Trên thực tế, có những lợi ích ẩn mà không phải ai cũng nói cho bạn biết như sau:

  • Dễ dàng mua bán tài sản/cổ phần: Trong trường hợp chuyển đổi sang công Cổ phần, có thể dễ dàng phát hành cổ phiếu, huy động vốn, từ đó thu hút nhiều nhà đầu tư mà không làm mất nhiều giá trị.
  • Mở rộng quy mô: So với công ty TNHH 2 thành viên thì công ty cổ phần có cơ chế góp vốn linh hoạt, từ đó có nguồn lực lớn để mở rộng quy mô kinh doanh nhanh hơn.
  • Nâng cao uy tín: Công ty cổ phần là mô hình doanh nghiệp có quy mô lớn, nên thường được đánh giá cao hơn, dễ dàng tạo niềm tin với đối tác hơn.
  • Dễ chuyển nhượng vốn: Cổ đông có thể tự do chuyển phần vốn góp/cổ phần của mình mà không bị ràng buộc như công ty TNHH.

Caption

Hồ sơ chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần gồm những gì?

Theo quy định tại điều 26.4 Nghị định số 01/2021/NĐ – CP về đăng ký doanh nghiệp ngày 04/01/2021, để tiến hành thủ tục chuyển đổi, bước đầu tiên doanh nghiệp cần tiến hành soạn thảo, hoàn thiện hồ sơ chuyển đổi công ty bao gồm:

  • Biên bản cuộc họp của Hội đồng thành viên về thay đổi đăng ký (nếu có) và chuyển đổi Công ty;
  • Quyết định của Hội đồng thành viên về thay đổi đăng ký (nếu có) và chuyển đổi công ty;
  • Hợp đồng chuyển nhượng trong trường hợp có sự chuyển nhượng vốn góp giữa các thành viên hoặc các thành viên với một cá nhân hoặc một tổ chức nhận chuyển nhượng;
  • Giấy đề nghị chuyển đổi + thay đổi  đăng ký (trong trường hợp có thay đổi nội dung đăng ký)
  • Điều lệ Công ty cổ phần;
  • Danh sách cổ đông sáng lập;
  • Thông báo lập sổ đăng ký cổ đông;
  • Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân sau của thành viên mới:

(i) Giấy chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực đối với công dân Việt Nam

(ii) Hộ chiếu Việt Nam, Hộ chiếu nước ngoài (hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu nước ngoài) và một trong các giấy tờ chứng minh người gốc Việt Nam ở nước ngoài

(iii) Giấy đăng ký tạm trú do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam

(iv) Hộ chiếu còn hiệu lực đối với người nước ngoài không thường trú tại Việt Nam;

  • Ban sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ tương đương khác, bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân quy định tại nêu trên đối với người đại diện theo ủy quyền và Quyết định ủy quyền tương ứng đối với trường hợp cổ đông sáng lập là pháp nhân;
  • Các giấy tờ liên quan khác.
  1. Tiến hành các thủ tục chuyển đổi công ty tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  2. Cam kết sau khi chuyển đổi doanh nghiệp:
  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ pháp lý cho doanh nghiệp phù hợp với nội dung chuyển đổi công ty.
  • Cung cấp văn bản pháp luật liên quan đến nội dung chuyển đổi công ty.

Lưu ý:

  • Khi doanh nghiệp muốn chuyển đổi loại hình, có thể đăng ký thay đổi nội dung doanh nghiệp và thông báo về những thay đổi này cùng lúc.
  • Trong quá trình soạn hồ sơ, doanh nghiệp cần thay đổi người đại diện pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng thành viên sẽ là người ký hồ sơ đối với công ty TNHH hai thành viên trở lên.

Thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH 2 thành viên thành Công ty cổ phần

Để các doanh nghiệp không còn cảm thấy thủ tục chuyển đổi phức tạp, Dưới đây là quy trình thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần theo đúng quy định pháp luật:

Bước 1 - Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ

Đây là bước quan trọng nhất trong quá trình thủ tục chuyển đổi, các doanh nghiệp cần chú ý chuẩn bị đầy đủ hồ sơ để tránh những sai sót không đáng có, khiến quá trình diễn ra lâu hơn dự kiến.

Bước 2 - Nộp hồ sơ

Thẩm quyền: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố

Doanh nghiệp sau khi đã chuẩn bị hồ sơ hoàn chỉnh, nộp tới Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư trực tiếp hoặc online đều được.

Thời gian xử lý: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, sẽ xem xét tính hợp lệ và phản hồi kết quả cho doanh nghiệp.

Bước 3 - Nhận kết quả

Xét tính hợp lệ của hồ sơ có 2 trường hợp:

  • Trường hợp 1: Nếu hồ sơ đầy đủ, cơ quản thẩm quyền sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới cho doanh nghiệp
  • Trường hợp 2: Nếu hồ sơ chưa đủ và hợp lệ, cơ quan sẽ gửi thông báo yêu cầu sửa đổi đúng theo quy định của pháp luật. Sau khi sửa đổi, doanh nghiệp thực hiện lại bước 2.

Caption

Sau khi chuyển đổi loại hình cần làm gì?

Thay đổi loại hình có thể bao gồm các điều chỉnh thông tin khác của doanh nghiệp, vì vậy để đảm bảo đúng quy định thì cần thực hiện các công việc sau:

  • Thuế: Tiến thành khai thuế thu nhập cá nhân cho hoạt động chuyển nhượng vốn (nếu có).
  • Hoá đơn: Doanh nghiệp cần phải thực hiện khắc con dấu tên doanh nghiệp mới để đóng bổ sung lên hoá đơn cũ, giúp thông tin phù hợp với nội dung sau khi thay đổi. Đồng thời, phải gửi thông báo thay đổi thông tin hoá đơn lên cơ quan thuế.
  • Chữ ký số: Để điều chỉnh tên doanh nghiệp sao cho khớp với thông tin tên mới, doanh nghiệp hãy liên hệ với đơn vị cung cấp chữ ký số ban đầu để sửa.
  • Trình báo lên các cơ quan liên quan: Thay đổi tên hay chuyển đổi loại hình đều phải thông báo cho các cơ quan liên quan như ngân hàng, bảo hiểm để thực hiện thay đổi kèm theo.

Lưu ý gì khi chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần?

Khi quyết định chuyển đổi Công ty TNHH hai thành viên thành Công ty cổ phần, cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Đăng ký chuyển đổi: Doanh nghiệp phải thực hiện việc đăng ký chuyển đổi với Cơ quan đăng ký kinh doanh trong vòng 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc chuyển đổi. Sau khi hồ sơ chấp thuận, Cơ quan quản lý sẽ cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong vòng 3 ngày làm việc, thông tin pháp lý của doanh nghiệp sẽ được cập nhật trên hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Kế thừa quyền và nghĩa vụ: Công ty mới sẽ phải kế thừa toàn bộ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của công ty cũ bao gồm các khoản nợ tài chính như các khoản thuế, hợp đồng lao động… Đồng thời cũng bao gồm cả các quyền sở hữu tài sản của công ty cũ.

Sai lầm cần tránh khi chuyển Công ty TNHH 2 thành viên sang Công ty Cổ phần

Thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH 2 thành viên trở lên sang Công ty Cổ phần tưởng chừng đơn giản, nhưng một số sai lầm nhỏ sẽ khiến quá trình chuyển đổi không thành hoặc kéo dài. Vậy những sai lầm đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể:

  • Thực hiện không đủ thủ tục pháp lý: Quá trình chuyển đổi bao gồm cả việc chuẩn bị hồ sơ và nộp cho cơ quan nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Tuy nhiên thế là chưa đủ. Sau khi thực hiện thủ tục, không cập nhật thông tin với cơ quan thuế, hay các cơ quan ban ngành liên quan cũng khiến doanh nghiệp bị xử phạt hành chính.
  • Nguy cơ phá sản: Đây là bước ngoặt lớn trong quá trình chuyển đổi mô hình kinh doanh. Nếu như không có kế hoạch quản trị rõ ràng, sẽ khiến doanh nghiệp không trụ được và dẫn tới phá sản.
  • Không phân quyền rõ ràng: So với công ty TNHH 2 thành viên, công ty cổ phần phần lớn có nhiều cổ đông, và quyền hạn phụ thuộc vào loại cổ phần mà họ sở hữu. Nên cấu trúc quản lý cũng phức tạp hơn, vì thế cần xác định rõ quyền hạn để tránh mâu thuẫn từ nội bộ.
  • Không có ngân sách dự trù: Ngoài các chi phí trong quá trình chuyển đổi thì có thể phát sinh chi phí như thay đổi, cập nhật các loại giấy phép, khắc dấu mới… Nếu như không tính toán kỹ lưỡng, dẫn tới nguy cơ khó khăn tài chính rất cao.

Caption

Trọn gói thủ tục chuyển đổi Công ty TNHH 2 thành viên sang cổ phần

Thủ tục chuyển đổi Công ty sẽ tốn rất nhiều thời gian, công sức cũng như chi phí nếu bạn không có kinh nghiệm từ đăng ký hoặc sử dụng dịch vụ không chuyên nghiệp. Tuy nhiên, một khi đã lựa chọn dịch vụ của Công ty Tư Vấn An Việt thì bạn không cần phải lo lắng về những vấn đề trên. Với chi phí thấp nhất, Tư Vấn An Việt sẽ hỗ trợ bạn đăng ký nhanh chóng.

Nếu có nhu cầu đăng ký thì bạn còn chần chờ gì nữa mà không liên hệ ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp. Các số hotline của Công ty Tư Vấn An Việt luôn sẵn sàng chờ đón cuộc gọi của quý khách đấy. Hãy liên hệ cho chúng tôi khi cần nhé! 

 

Để được hỗ trợ, tư vấn cụ thể vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi.

CÔNG TY TƯ VẤN ĐẦU TƯ AN VIỆT

Điện thoại hỗ trợ: 0967802636/ 033 2389686

Số 106, Ngõ 231 Phố Chùa bộc, Quận Đống Đa, Hà Nội

Email: [email protected]

Xin mời click

Phiếu Kê Khai thành lập công ty

Phiếu kê khai thay đổi đăng ký kinh doanh

5/5 (1 bầu chọn)