Skip to content
-

Giấy phép kinh doanh bán buôn rượu

Rượu thuộc danh mục hàng hoá hạn chế kinh doanh. Tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế chỉ được đầu tư, sản xuất, kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) rượu khi có đủ điều kiện và có Giấy phép bán buôn rượu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

I. Điều kiện cấp Giấy phép bán buôn rượu

1. Thương nhân là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật và có đăng ký kinh doanh mua, bán rượu.

2. Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng.

3. Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) phù hợp với qui mô kinh doanh của doanh nghiệp, bảo đảm những điều kiện về bảo quản chất lượng rượu, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

4. Có văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán buôn, hợp đồng đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu (thương nhân nhập khẩu, cơ sở sản xuất hoặc của thương nhân bán buôn khác); tổ chức hệ thống phân phối ổn định trên địa bàn.

II. Thẩm quyền, thủ tục và trình tự cấp Giấy phép bán buôn rượu

- Bộ Công Thương là cơ quan cấp Giấy phép bán buôn rượu đối với thương nhân kinh doanh trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên;

- Sở Công Thương địa phương là cơ quan cấp Giấy phép bán buôn (hoặc đại lý bán buôn) rượu đối với thương nhân kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

III. Hồ sơ xin cấp Giấy phép kinh doanh rượu Bán buôn rượu

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh rượu (theo Mẫu tại Phụ lục 6 hoặc Phụ lục 9 kèm theo Thông tư này);

b) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận mã số thuế;

c) Phương án kinh doanh (đối với thương nhân kinh doanh bán buôn rượu),gồm các nội dung:

- Đánh giá tình hình, kết quả hoạt động kinh doanh 03 năm trước đó, kèm theo bản sao hợp lệ các hợp đồng mua bán (hoặc đại lý mua bán) với các nhà cung cấp rượu (nếu đã kinh doanh),trong đó nêu rõ: các số liệu tổng hợp về loại rượu, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo nhà cung cấp rượu và theo địa bàn kinh doanh),các khoản thuế đã nộp, lợi nhuận;

- Dự kiến kết quả kinh doanh cho năm tiếp theo kể từ năm thương nhân xin cấp Giấy phép kinh doanh rượu; trong đó nêu rõ: tên, địa chỉ của nhà cung cấp rượu sẽ mua, loại rượu, giá mua, giá bán, số lượng và trị giá mua, bán (tổng số và phân chia theo nhà cung cấp rượu và theo địa bàn kinh doanh),các khoản thuế sẽ nộp, lợi nhuận;

- Hình thức tổ chức bán hàng, phương thức quản lý hệ thống phân phối;

- Bảng kê danh sách thương nhân đã hoặc sẽ thuộc hệ thống phân phối của mình, bao gồm: tên thương nhân, địa chỉ trụ sở chính của thương nhân, địa chỉ cửa hàng bán rượu (nếu có),mã số thuế, bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh rượu (nếu đã kinh doanh),địa bàn kinh doanh dự kiến;

- Hồ sơ về kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng),gồm:

Địa điểm và năng lực (sức chứa) của kho;

Tài liệu chứng minh quyền sử dụng kho (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong kho (để bảo đảm kho luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);

Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

d) Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán buôn, hợp đồng đại lý bán buôn với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán buôn; Văn bản giới thiệu hoặc hợp đồng bán lẻ, hợp đồng đại lý bán lẻ với ít nhất một nhà cung cấp rượu đối với thương nhân bán lẻ;

đ) Hồ sơ về địa điểm kinh doanh (bán buôn),gồm:

- Địa chỉ và mô tả khu vực kinh doanh rượu;

- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh rượu (để bảo đảm khu vực kinh doanh luôn thoáng, mát và tránh được mặt trời chiếu trực tiếp vào sản phẩm rượu);

- Các tài liệu liên quan đến an toàn về phòng cháy chữa cháy, về vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

Thời hạn hiệu lực của Giấy phép kinh doanh rượu là 05 năm kể từ ngày cấp. Trước thời điểm hết hiệu lực của Giấy phép 30 ngày, thương nhân phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép gửi về cơ quan quản lý Nhà nước về công thương nơi đã cấp Giấy phép cho thương nhân.

IV. Báo cáo tình hình kinh doanh rượu

1. Chậm nhất là 10 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo, thương nhân phải gửi báo cáo tình hình kinh doanh rượu định kỳ 6 tháng, hàng năm của mình về cơ quan có thẩm quyền đã cấp Giấy phép.

2. Chậm nhất là 15 ngày kể từ khi kết thúc kỳ báo cáo, cơ quan quản lý công thương cấp dưới có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình kinh doanh rượu trên địa bàn cho cơ quan quản lý công thương cấp trên trực tiếp.

5/5 (1 bầu chọn)