Skip to content

Xuất nhập khẩu


Loại hình hàng hoá Xuất Nhập Khẩu chính:

§         Hàng hoá XNK theo hợp đồng thương mại

§         Hàng gia công XNK

§         Hàng sản xuất xuất khẩu

§         Hàng xuất nhập vào khu chế xuất

§         Hàng xuất nhập kho ngoại quan, kho bảo thuế

§         Hàng nhập khẩu kinh doanh tại cửa hàng miễn thuế

§         Hàng XNK đầu tư, hàng XNK tại chỗ

§         Hàng kinh doanh tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập

§         Hàng PMD XNK

§         Hàng quà biếu, tặng XNK

§         Hàng XNK qua các dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh

§         Hàng XNK, trao đổi của cư dân, kinh doanh tại chợ tại biên giới, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu

§         Hàng tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm

§         Hàng ngoại giao

§         Hàng yêu cầu khẩn cấp, an ninh, quốc phòng

§         Hàng viện trợ không hoàn lại

§         Tài sản di chuyển

§         Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập tái xuất

§         Linh kiện phụ tùng sửa chữa tàu biển, máy bay nước ngoài

§         Hàng hoá từ bỏ, thất lạc

§         Hàng hoá mua bán trên phương tiện vận tải XNC tại cảng biển cảng sông Việt Nam

§         Xăng dầu tạm nhập tái xuất

§         Kim khí quý, đá quý, ngoại hối, tiền Việt Nam XNK

Kiểm tra hồ sơ hải quan:

1. Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan trên tờ khai hải quan, đối chiếu nội dung khai với các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan quy định tại Điều 7 Nghị định này; kiểm tra sự phù hợp giữa nội dung khai với quy định hiện hành của pháp luật. 

2. Mức độ kiểm tra:

a) Đối với chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan:

Công chức hải quan kiểm tra việc khai các tiêu chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan, kiểm đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. Trường hợp phát hiện có sai phạm thì thực hiện kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm b khoản này.

b) Đối với chủ hàng khác:

Công chức hải quan kiểm tra nội dung khai của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định khác của pháp luật.

Kiểm tra thực tế hàng hóa:
1. Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra tên hàng, mã số, số lượng, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá. Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp giữa thực tế hàng hoá với hồ sơ hải quan.

2.  Mức độ kiểm tra:

a) Miễn kiểm tra thực tế hàng hoá đối với:

a.1) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật về hải quan;

a.2) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu sau đây của các chủ hàng khác:

- Hàng hoá xuất khẩu (trừ hàng hoá xuất khẩu được sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và hàng hoá xuất khẩu có điều kiện theo quy định về chính sách quản lý xuất khẩu hàng hoá);

- Máy móc thiết bị tạo tài sản cố định thuộc diện miễn thuế của dự án đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước;

- Hàng hoá từ nước ngoài đưa vào khu thương mại tự do, cảng trung chuyển, kho ngoại quan; hàng hoá quá cảnh; hàng hoá cứu trợ khẩn cấp theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Hải quan; hàng hoá chuyên dùng phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng; hàng hoá viện trợ nhân đạo; hàng hoá tạm nhập - tái xuất ;
- Hàng hoá thuộc các trường hợp đặc biệt khác do Thủ tướng Chính phủ quyết  định;

- Hàng hoá khác không thuộc các trường hợp trên được miễn kiểm tra thực tế khi kết quả phân tích thông tin cho thấy không có khả năng vi phạm pháp luật hải quan (trừ hàng hóa nêu tại điểm b1, khoản 2 Điều này).

b) Kiểm tra thực tế tới toàn bộ lô hàng đối với:

b.1) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của chủ hàng nhiều lần vi phạm pháp luật hải quan;

b.2) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện miễn kiểm tra thực tế, nhưng cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan;

b.3) Hàng hoá xác định có khả năng vi phạm pháp luật hải quan qua kết quả phân tích thông tin của cơ quan hải quan.

c) Kiểm tra xác suất để đánh giá việc chấp hành pháp luật hải quan của chủ hàng tối đa không quá 5% tổng số tờ khai hải quan.

3. Xử lý kết quả kiểm tra.

a) Trường hợp người khai hải quan không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên, mã số, trọng lượng, chủng loại, chất lượng của hàng hoá thì cùng cơ quan hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành để giám định. Kết luận của cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành có giá trị để các bên thực hiện. Cơ quan, tổ chức giám định chuyên ngành chịu trách nhiệm về kết luận giám định của mình;

Trường hợp người khai hải quan và cơ quan hải quan không thống nhất được trong việc lựa chọn tổ chức giám định thì cơ quan hải quan lựa chọn tổ chức giám định và căn cứ vào kết quả giám định này để kết luận. Nếu người khai hải quan không đồng ‎ý với kết luận này thì thực hiện khiếu nại theo quy định của pháp luật.

b) Đối với hàng hoá nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày cấp giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng, cơ quan quản lý nhà nước về chất lượng có thẩm quyền phải có kết luận về chất lượng hàng hoá nhập khẩu để cơ quan hải quan hoàn thành việc thông quan hàng hoá.

Đối với hàng hoá xuất khẩu, người khai hải quan chịu trách nhiệm thực hiện đúng quy định của pháp luật về chất lượng hàng xuất khẩu.

Thông quan hàng hóa:
1. Cơ quan hải quan thông quan hàng hoá căn cứ vào:     

a) Khai báo của người khai hải quan hoặc kết luận của cơ quan kiểm tra nhà nước, tổ chức giám định đối với trường hợp hàng hoá miễn kiểm tra thực tế; 

b) Kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa của cơ quan hải quan đối với trường hợp hàng hoá được kiểm tra thực tế;

c) Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa hoặc Giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp đối với hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra nhà nước về chất lượng;

d) Kết quả giám định đối với hàng hóa có yêu cầu giám định;

đ) Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc diện chịu các loại thuế ở khâu nhập khẩu, hàng được miễn thuế, hàng gia công, hàng đặc biệt khác được thông quan ngay sau khi có xác nhận của cơ quan hải quan trên tờ khai về kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa;

e) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện có thuế được thông quan sau khi người khai hải quan đã nộp thuế hoặc có bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc được áp dụng thời gian nộp thuế quy định tại điểm c, d, đ khoản 1 Điều 15 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

2. Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu trong thời gian chờ kết quả giám định để xác định có được xuất khẩu, nhập khẩu hay không, nếu chủ hàng có yêu cầu đưa hàng hoá về bảo quản thì Chi cục trưởng Hải quan chỉ chấp nhận trong trường hợp đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan.

3. Các trường hợp thông quan có điều kiện:

a) Trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 25 Luật Hải quan;

b) Hàng hoá được phép xuất khẩu, nhập khẩu nhưng phải xác định giá, trưng cầu giám định, phân tích, phân loại hàng hoá để xác định chính xác số thuế phải nộp được thông quan theo quy định tại khoản 4 Điều 25 Luật Hải quan.

Giám sát hàng hóa XNK:
1. Hàng hoá chịu sự giám sát hải quan gồm:

a) Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan xuất khẩu nhưng chưa thực xuất khẩu;

b) Hàng hóa đã làm xong thủ tục hải quan nhập khẩu nhưng chưa được thông quan;

c) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan được lưu trong kho, bãi thuộc phạm vi địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan;

d) Hàng hoá, phương tiện vận tải quá cảnh;

đ) Hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển cửa khẩu;

e) Hàng hoá, phương tiện vận tải chuyển cảng.

2. Các phương thức giám sát hải quan:

a) Niêm phong hải quan, bao gồm: niêm phong bằng giấy niêm phong hải quan, bằng dây hoặc bằng khoá chuyên dụng hải quan. Niêm phong hải quan thực hiện theo quy định tại Điều 14 Nghị định này;

b) Giám sát trực tiếp của công chức hải quan;

c) Giám sát bằng phương tiện kỹ thuật;   

Không áp dụng phương thức giám sát trực tiếp của công chức hải quan đối với hàng hoá được lưu giữ, vận chuyển ở ngoài phạm vi, địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan, trừ trường hợp cần thiết do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quy định.

Niêm phong với hàng hóa XNK:
Các trường hợp sau đây phải niêm phong hải quan:

1. Hàng hoá nhập khẩu chuyển cửa khẩu.

2. Hàng hoá nhập khẩu chuyển cảng được dỡ xuống cửa khẩu nhập và xếp lên phương tiện vận tải khác để vận chuyển đến cảng đích.

3. Hàng hoá xuất khẩu được kiểm tra tại địa điểm ngoài cửa khẩu vận chuyển ra cửa khẩu xuất.

4. Hàng hoá xuất khẩu do hải quan cửa khẩu xuất kiểm tra thực tế.
Dịch Vụ của công ty tư vấn An Việt :
- Tư vấn về phân loại hàng hóa XNK.
- Tư vấn về  hồ sơ hải quan của doanh nghiệp.
- Tư vấn về kiểm tra thực tế phù hợp với kê khai Hải Quan.
- Tư vấn điều kiện để hàng hóa được thông quan.
5/5 (1 bầu chọn)