Skip to content

Tư cách pháp nhân của doanh nghiệp thể hiện điều gì?

Pháp nhân dùng thể hiện một tổ chức có tư cách pháp lý độc lập để tham gia các hoạt động pháp lý khác nhau mà Nhà nước cho phép.

Căn cứ pháp luật:

*Theo Luật Dân sự (2015)

Điều 84. Pháp nhân

Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:

  1. Được thành lập hợp pháp;
  2. Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
  3. Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
  4. Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.

Điều 85. Thành lập pháp nhân

Pháp nhân được thành lập theo sáng kiến của cá nhân, tổ chức hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 86. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân

  1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự phù hợp với mục đích hoạt động của mình.
  2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm pháp nhân được thành lập và chấm dứt từ thời điểm chấm dứt pháp nhân.
  3. Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo uỷ quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ dân sự.

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân:

Theo một số điều khoản nêu trên thì chúng ta có thể thấy đa số doanh nghiệp đều có tư cách pháp nhân. Một trường hợp không có tư cách pháp nhân là doanh nghiệp tư nhân. 

"Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp"

-> Doanh nghiệp tư nhân không có tài sản độc lập. Bởi lẽ, tài sản của chủ doanh nghiệp và tài sản của doanh nghiệp không được tách bạch rõ ràng. Chính vì vậy, chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn, nghĩa là tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với mọi hoạt động của doanh nghiệp. Mặc dù khi đăng ký doanh nghiệp, người chủ phải kê khai vốn đầu tư vào doanh nghiệp, nhưng không phải chuyển quyền sở hữu cho doanh nghiệp. Mặt khác, tài sản tạo lập được trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp. Do đó, bản thân doanh nghiệp tư nhân không phải là chủ thể của pháp luật sở hữu, nghĩa là không có tư cách pháp nhân.

Hiểu một cách đơn giản như sau:

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân thì khi thua lỗ, chủ doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm gánh một phần nợ trên vốn đã đóng góp vào doanh nghiệp. Trường hợp đối với doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân thì người chủ doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về nợ của doanh nghiệp bằng chính tài sản của mình dù phần nợ nhiều hơn phần vốn đầu tư ban đầu.

5/5 (1 bầu chọn)